(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với cán bộ hồ sơ nghiệp vụ, công việc tưởng chừng như “an nhàn” ấy lại đòi hỏi sự tỉ mỉ đến chi tiết, sự sắp xếp khoa học, sự chính xác đến từng con chữ. Công việc ấy không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ những trang hồ sơ giấy mà đó là những trang hồ sơ “biết nói”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn bên những trang hồ sơ “biết nói”

(VH&ĐS) Với cán bộ hồ sơ nghiệp vụ, công việc tưởng chừng như “an nhàn” ấy lại đòi hỏi sự tỉ mỉ đến chi tiết, sự sắp xếp khoa học, sự chính xác đến từng con chữ. Công việc ấy không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ những trang hồ sơ giấy mà đó là những trang hồ sơ “biết nói”.

Họ đã hỗ trợ cho các lực lượng khác tra cứu, xác định chính xác hàng ngàn đối tượng, phá hàng ngàn vụ án qua dấu vết thu được tại hiện trường để đưa ra ánh sáng những tên tội phạm giấu mặt…

Những trang hồ sơ ấy đã gắn liền với những chiến công, thành tích của lực lượng Công an Thanh Hóa suốt 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, không ít những trang hồ sơ đã quá cũ theo dòng thời gian và biến động thời tiết đã phải xử lý hóa chất. Để đảm nhận công việc này đòi hỏi những mỗi cán bộ hồ sơ phải có một sự tâm huyết, hết lòng với công việc.

Với tổng số 60 CBCS, trong đó có 80% quân số là cán bộ nữ. Công việc của các anh, các chị không chỉ đơn giản là quản lý hàng triệu trang hồ sơ, danh chỉ bản, căn cước, căn phạm và các loại hồ sơ nghiệp vụ an ninh, cảnh sát khác mà còn thường xuyên phối hợp và phục vụ các yêu cầu nghiệp vụ của các đơn vị công an trong và ngoài tỉnh. Với trách nhiệm được giao, CBCS phòng Hồ sơ nghiệp vụ Công an tỉnh đã luôn thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết, từng phần việc để biến những trang hồ sơ, những dấu vết đường vân trở thành chứng cứ quan trọng giúp cơ quan điều tra giải mã, vạch trần tội phạm.

Trung bình mỗi năm Phòng Hồ sơ nghiệp vụ (Công an tỉnh) phải giải quyết gần 70.000 yêu cầu tra cứu các loại hồ sơ của các đơn vị nghiệp vụ công an trong tỉnh và các ngành liên quan. Xác định công tác hồ sơ có ý nghĩa quan trọng trong mỗi vụ án, chuyên án lớn, nhỏ nên ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ, CBCS ở đây đã chạy đua với thời gian, tập trung tiến hànhrà soát, tra cứu hàng ngàn dữ liệu giúp cho hoạt động điều tra đúng hướng, đúng đối tượng, góp phần xác định thủ phạm vụ án. Công tác hồ sơ tuy thầm lặng nhưng luôn chứa đựng, lưu giữ những thông tin, tài liệu quan trọng gắn với từng vụ việc, từng con người cụ thể.

Áp lực và khối lượng công việc lớn, trách nhiệm nặng nề lại là đơn vị có tỷ lệ CBCS nữ chiếm 80% quân số nhưng những nữ cán bộ hồ sơ luôn biết bố trí và sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để vừa nỗ lực trong công việc, vừa làm tròn vai trò làm vợ, làm mẹ trong mỗi tổ ấm của mình. Chỉ tính từ đầu năm 2016 đến nay, CBCS phòng Hồ sơ nghiệp vụ đã tra cứu trả lời hơn 72.000 yêu cầu nghiệp vụ cùng với đó là hàng nghìn các tra cứu trả lời, đăng ký lưu trữ khác…

Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn, cán bộ phòng hồ sơ nghiệp vụ còn nghiêm túc thực hiện các phong trào thi đua do Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh phát động như phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ đề hành động của Công an Thanh Hóa “Đoàn kết, kỷ cương, năng động, hiệu quả” và khâu đột phá “Trách nhiệm cao, nghiệp vụ sâu, điều hành giỏi”.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, thực hiện kế hoạch hành động của Giám đốc Công an tỉnh về “Xây dựng hình ảnh người CBCS Công an Thanh Hóa vì nhân dân phục vụ” CBCS phòng Hồ sơ nghiệp vụ đã có nhiều việc làm tốt thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự tận tụy với công việc. Với những cố gắng nỗ lực ấy, đã có 8 đồng chí nữ được Cục, Tổng cục và Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng.

Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]