(vhds.baothanhhoa.vn) - Người Mông ở Mường Lát có thói quen hút thuốc phiện cũng như người miền dưới hút... thuốc lào. Phong tục dùng thuốc phiện trong các nghi lễ tín ngưỡng cúng bái, chữa bệnh đã gây ra những khó khăn cho việc triệt phá loại cây này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi ‘bão’ ma túy đi qua (Kỳ cuối): Hành trình xóa cây thuốc phiện bản Mông

Người Mông ở Mường Lát có thói quen hút thuốc phiện cũng như người miền dưới hút... thuốc lào. Phong tục dùng thuốc phiện trong các nghi lễ tín ngưỡng cúng bái, chữa bệnh đã gây ra những khó khăn cho việc triệt phá loại cây này.

Cho đến tận bây giờ ông Lâu Gia Pó (SN 1958) - Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi, huyện Mường Lát vẫn không quên được những tháng ngày gian nan trong việc triệt phá cây thuốc phiện ở các bản làng. Trước kia, xã Pù Nhi (bao gồm cả xã Nhi Sơn) thuộc huyện Quan Hóa người dân chủ yếu là người Mông, Dao. Truyền thống của người Mông, Dao cây thuốc phiện là cây thu nhập chính, không phải một vài nhà trồng mà nhà ai cũng trồng, cây thuốc phiện. Họ dùng cây thuốc phiện để tiếp khách quý. Người Mông còn có phong tục cúng bái bằng nhựa cây thuốc phiện, sau nghi lễ cúng bái số thuốc phiện trên sẽ được chủ nhà biếu cho thầy cúng. Từ truyền thống đó nên Pù Nhi nói riêng và Mường Lát nói chung đã trở thành nơi có tỉ lệ trồng và hút thuốc phiện khá nhiều (thuốc phiện người dân hút là nhựa cây thuốc phiện tự nhiên được chích ra từ quả cây thuốc phiện).

Ông Lâu Gia Pó - Bí thư Đảng ủy xã Pù Nhi.

Năm 1987 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 13 yêu cầu tổ chức vận động nhân dân không trồng cây thuốc phiện, không chích hút và ngăn chặn việc mua bán sản phẩm cây thuốc phiện, Đảng, chính quyền huyện Mường Lát và xã Pù Nhi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận độngđồng bào không trồng cây thuốc phiện, đồng thời xóa bỏ cây thuốc phiện ra khỏi bản làng và tìm những cây giống, vật nuôi phù hợp cho bà con.

Do cây thuốc phiện đã ăn sâu vào đời sống người dân, bước đầu để xóa bỏ cây thuốc phiện đã gặp không ít khó khăn, nhưng với quyết tâm triệt phá bỏ cây thuốc phiện ra khỏi các bản làng, ông Pó đã cùng với bộ đội biên phòng tiến hành tuyên truyền việc triệt phá cây thuốc phiện. Tuyên truyền đến nhà nào thì triệt phá cây thuốc phiện nhà đó, nếu nhà nào không chấp thuận sẽ phải cưỡng chế phá bỏ, nhà nào có cây thuốc phiện bị phá bỏ sẽ được hỗ trợ một khoản tiền. Ông Lâu Gia Pó nhớ lại: Lúc đầu triệt phá không phải là dễ dàng mà là rất gian nan vất vả, không phải nhà ai cũng thực hiện chấp hành. Những gia đình thực hiện đều có người làm cán bộ đảng viên, có con em là bộ đội biên phòng, số còn lại tìm mọi biện pháp để chống đối, có nhà dùng vũ khí thô sơ để chống trả, có nhà không chống trả thì khóc lóc, chửi bới cán bộ, có nhà đông thanh niên còn dọa đánh, giết người.

Thực hiện Chỉ thị 13 hàng chục héc ta cây thuốc phiện đã bị xóa bỏ, cho đến năm 1996 trên địa bàn huyện Quan Hóa về cơ bản đã không còn các hộ dân trồng cây thuốc phiện. Nguồn thuốc phiện hiện nay ở Mường Lát chủ yếu là từ Lào và các nơi khác chuyển sang.

Ông Phạm Bá Điểm - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết: Đến bây giờ Mường Lát đã thực hiện thành công việc triệt phá xóa bỏ trồng cây thuốc phiện. Công tác tuyên truyền vận động những tác hại do cây thuốc phiện, hút thuốc phiện luôn được quan tâm chú trọng. Số thuốc phiện hiện nay mà các người nghiện đang lén lút sử dụng chủ yếu được cung cấp từ Lào và các vùng phụ cận chuyển về.

Lô Giang


Lô Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]