(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) ...Con số trên 80 ngàn trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý với số tiền xử phạt hơn 90 tỷ đồng trong năm 2016, khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chất lượng đào tạo, sát hạch GPLX ở các cơ sở đang có vấn đề?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tai nạn giao thông - Nhìn từ chất lượng đào tạo, cấp giấy phép lái xe

(VH&ĐS) ...Con số trên 80 ngàn trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý với số tiền xử phạt hơn 90 tỷ đồng trong năm 2016, khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chất lượng đào tạo, sát hạch GPLX ở các cơ sở đang có vấn đề?

Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe ô tô bao gồm: Trường Cao đẳng nghề GT-VT, Trung cấp nghề Hưng Đô, Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Cao đẳng nghề Vicet, Trung cấp nghề LILAMA, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 4. Việc có nhiều cơ sở tham gia đào tạo, sát hạch GPLX ô tô không chỉ tạo điều kiện cho người có nhu cầu học được thuận lợi, nhanh chóng mà còn giúp các cơ sởkhông ngừng đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch thu hút học viên. Có đến 10 ngàn người đào tạo, sát hạch lái xe ô tô và hàng chục ngàn người lái mô tô mỗi năm, trong đó có khoảng 75- 80% được cấp GPLX đã nâng tỷ lệ người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có GPLX trên địa bàn tỉnh đạt khoảng trên 80% trở lên. Tỷ lệ người tham gia giao thông có GPLX cao, cũng đồng nghĩa với việc họ đã được trang bị những kiến thức về Luật Giao thông, trong đó có kĩ năng lái xe an toàn.

Thế nhưng, thực tế hiện nay, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông vi phạm luật vẫn xảy ra khá phổ biến. Con số trên 80 ngàn trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm luật bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý với số tiền xử phạt hơn 90 tỷ đồng trong năm 2016, khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng chất lượng đào tạo, sát hạch GPLX ở các cơ sở đang có vấn đề?

Để hiểu rõ thực hư, chúng tôi đã “mục sở thị” tại một số cơ sở đào tạo, sát hạch GPLX ô tô đang hoạt động trên địa bàn và được biết: Đa phần các cơ sở đều khó khăn về khâu tuyển sinh. Vì vậy, đểthu hút học viên, giải pháp mà các trung tâm đưa ra là nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách: Dành nguồn kinh phí nhất định để ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Đồng thời, cử giáo viên đi học tại các trường, trung tâm có uy tín và tổ chức tập huấn trao đổi nghiệp vụ ngay tại trường. Nhờ cách làm này đến nay, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học cả lý thuyết, thực hành cũng như đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo được yêu cầu. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, ở các trung tâm (ngoại trừ trường Cao đẳng nghề GT-VT) đều huy động giáo viên vào cuộc tham gia tuyển sinh và có chính sách khuyến khích nếu giáo viên nào tuyển dụng được học viên nộp hồ sơ đăng kí đào tạo tại trung tâm nhiều hơn so với quy định được thưởng với mức 200.000đ/ học viên. Chưa hết, nhiều cơ sở (tập trung ở cơ sở chưa có thương hiệu) còn linh động bố trí thời gian đào tạo phù hợp cho học viên khi có nhu cầu, như đưa ra chiêu thu mức phí thấp hơn so với quy định để “dụ” học viên đến với cơ sở mình như lời ông Phạm Văn Toản - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề ViCet tố.

Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch GPLX ô tô là chủ trương đúng, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số cơ sở (chủ yếu là cơ sở vừa đi vào hoạt động và chưa có uy tín trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch), chỉ chạy theo lợi nhuận lôi kéo học viên để thu học phí... cònchất lượng đào tạo không được đảm bảo do cắt xén nội dung lý thuyết và thực hành. Ông Phan Thanh Hải - Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề GT-VT bức xúc: Nhiều cơ sở thay vì nâng cao chất lượng, thu hút học viên, họ tuyển sinh theo kiểu chụp giật, cạnh tranh không lành mạnh. Như để minh chứng, ông Hải cho biết: Mấy năm gần đây, tại cơ sở của ông liên tục xảy ra tình trạng học viên đến đăng kí đào tạo... nhưng sau đó không hiểu bị lôi kéo kiểu gì, họ lại đến đăng kí đào tạo tại các cơ sở khác. Vì vậy, để chấn chỉnh tình trạng này, ông mong muốn các ban ngành chức năng cần quan tâm tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những cơ sở sai phạm.

Trao đổi vấn đề này, ông Phan Quốc Vinh - Trưởng phòng Quản lý phương tiện người lái (Sở GT-VT) thừa nhận: Có tình trạng lôi kéo học viên giữa các cơ sở với nhau và cắt xén nội dung chương trình đào tạo, nhất là môn lý thuyết. Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, phòng đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo của các cơ sở và đã phê bình, nhắc nhở, đình chỉ việc sát hạch của nhiều học viên khi chưa đủ nội dung đào tạo môn lý thuyết cũng như môn thực hành. Tuy nhiên, dù kiểm trađịnh kì hay đột xuất, theo ông cũng chỉ mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa” vì lực lượng làm công tác này quá ít, trong khi đó sự phối hợp, vào cuộc của các ngành liên quan chưa nghiêm túc và thường xuyên. Ông hy vọng rằng, trong thời gian tới cùng với việc triển khai thực hiện Đề án của Bộ GT-VT về nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch GPLX, Sở GT-VT sẽ vào cuộc tích cực, thường xuyên thanh kiểm tra cả quá trình đào tạo của các cơ sở, chất lượng đào tạo, sát hạch GPLX không những được cải thiện nâng cao mà góp phần chấn chỉnh được tình trạng kinh doanh không lành mạnh giữa các cơ sở.

Minh Lý

Theo phân tích của các lực lượng chức năng thì trong số các vụ TNGT xảy ra trong thời gian qua có đến 80-90% là do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các lỗi như đi không đúng phần đường, tránh vượt không đúng quy định, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, lái xe khi trong người có nồng độ cồn vượt quá quy định.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]