(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ TP Thanh Hóa, theo Quốc lộ 45 về phía Tây chừng 40km chúng ta sẽ đến với quần thể di tích - danh thắng Quốc gia: Động Hồ Công, chùa Thông (chùa Du Anh) cổ kính, uy nghiêm và thơ mộng, thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Động Hồ Công - Chùa Thông: Điểm đến văn hóa và du lịch hấp dẫn

Từ TP Thanh Hóa, theo Quốc lộ 45 về phía Tây chừng 40km chúng ta sẽ đến với quần thể di tích - danh thắng Quốc gia: Động Hồ Công, chùa Thông (chùa Du Anh) cổ kính, uy nghiêm và thơ mộng, thuộc địa phận xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Quần thể di tích danh thắng này nằmtựa lưng vào dãy núi Xuân Đài kỳ vĩ.

Tương truyền, chùa Thông được xây dựng từ thời Lý. Đến cuối triều Trần, vua Trần Nghệ Tông có đưa công chúa Du Anh đến đây vãn cảnh, thưởng ngoạn và làm lễ. Ngắm nhìn thấy cảnh đẹp, hữu tình vua đã phát tâm công đức cho sửa sang trùng tu, đắp tượng và cho hương khói quanh năm. Từ đó, ngoài tên gọi chùa Thông còn được mang tên chùa Du Anh.

Chùa tọa lạc trên mảnh đất bằng phẳng, lấy núi Xuân Đài làm hậu trẫm, núi Trác Phong làm tiền án. Trước đây bên tả chùa có gác Ngọc Hoàng, bên hữu chùa có am công chúa, hai bên nách chùa có hai hồ nhật - nguyệt bốn mùa nước trong xanh tận đáy. Qua tam quan, chúng ta bắt gặp hai linh vật nhà Trần là tượng voi và sư tử qùy được tạo tác bằng đá nguyên khối. Trong khu vực di tích lưu giữ Bia ký còn nguyên vẹn bài minh do Thượng thư Phùng Khắc Khoan soạn năm Hoàng Định thứ 6 (1605) ca ngợi công đức của Trịnh Vĩnh Lộc đối với chùa, bia đá thuộc nhóm bia hộp được tác từ đá nguyên khối vuông vức cao 2,5m, 4 mặtđược khắc bằng chữ Hán... Nội dung bia khắc tên các vua chúa, hoàng thân, quốc thích, quan lại trong triều có công đóng góp tiền của tôn tạo chùa. Bia có tên gọi là bia Phùng Khắc Khoan - độc nhất vô nhị ở Việt Nam hiện nay.

Tại đây hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng (ÂL) có lễ hội truyền thống nhằm thỏa nguyện tâm linh, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương hành lễ chiêm ngưỡng cảnh đẹp của núi non kỳ vĩ và thăm thú động Hồ Công.

Sau khi lễ chùa, du khách từ khuôn viên sân chùa đi theo các bậc đá chếch về hướng Đông - Nam là lên tới Thắng tích động Hồ Công. Trên đường lên động du khách sẽ gặp một phiến đá lớn khắc 4 chữ hán “Thanh Kỳ khả ái” (Màu xanh kỳ lạ đáng yêu). Đứng trước cửa động, phóng tầm mắt ra xa, trước mặt là sông Mã trong xanh uốn lượn, cả một vùng non nước xứ Thanh hiện rõ, trong đó có núi Tiến Sĩ, hình một nhà nho đang ngồi suy tư đọc sách. Ngước lên phía trên vòm cửa động, ta bắt gặp dòng chữ Hán “Hồ Ngọc Động”, vách đá bên phải cửa động khắc 4 chữ Hán lớn “Sơn bất tại cao” do cư sĩ Nguyễn Nghiễm thân phụ của đại thi hào Nguyễn Du tựa đề. Dựa vào câu “Sơn bất tại cao, hữu tiên tất linh; Giang bất tại thâm hữu Long tất ứng” nghĩa là: Núi không cao mà có tiên sẽ linh thiêng; sông không sâu mà có rồng sẽ linh nghiệm. Vì theo truyền thuyết, trong động này có thần tiên đến ở là Hồ Công Long và Phí Trường Phòng, hai tiên ông này tối vào hồ lô ngủ trong động, ngày ra chữa bệnh cho dân nghèo. Hiện trong động còn tượng hai tiên ông được nhân dân thờ phụng.

Chính Lê Thánh Tông vào mùa xuân 1463 đã đến đây thưởng ngoạn và đã đánh giá: “Tam thục lập động, Hồ Công vi đệ nhất” ý nói Hồ Công là một trong ba mươi sáu động đẹp của Việt Nam lúc bấy giờ.

Giá trị văn hóa của động Hồ Công là trên hai vách động còn lưu giữ các bài thơ bằng chữ Hán của các vua chúa, quan lại, tao nhân mặc khách đến đây đã cho khắc vào. Đó là các bài thơ chữ Hán của vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, cư sĩ Nguyễn Nghiễm, chúa Trịnh Sâm...

Có thể khẳng định quần thể di tích - thắng tích Quốc gia động - chùa Thông - bia Phùng Khắc Khoan có giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc, nghiên cứu trên nhiều phương diện, đồng thời là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương về thăm vùng đất Vĩnh Lộc - “nhân kiệt địa linh” gắn với Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa nhân loại. Để xây dựng lễ hội chùa Thông, Trung tâm bảo tồn Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ đang phối hợp với UBND xã Vĩnh Ninh, Phòng Văn hóa huyện Vĩnh Lộc, tranh thủ ý kiến các nhà sử học để hoàn chỉnh lễ hội mùng 9 tháng Giêng hàng năm. Đánh giá vai trò của quần thể di tích danh thắng trong sự phát triển kinh tế, ngày 21/12/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 5214 công nhận điểm du lịch của Vĩnh Lộc để tạo cơ sở kết nối với các vùng miền trong cả nước.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08 ngày 16/1/2017 “Về phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn” thì quần thể di tích - thắng tích động - chùa Thông xã Vĩnh Ninh sẽ là điểm đến hấp dẫn để phát triển kinh tế mũi nhọn huyện Vĩnh Lộc hôm nay và tương lai trong sự phát triển chung của xứ Thanh và cả nước.

Lê Văn Sự


Lê Văn Sự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]