(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo Chỉ thị về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Thủ tướng Chính phủ thì du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên, xây dựng chiến lược cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh. Theo đó, du lịch Thanh Hóa cũng không nằm ngoài xu hướng này nếu muốn phát triển nhanh và nâng cao sức cạnh tranh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Thanh Hóa trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Chỉ thị về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Thủ tướng Chính phủ thì du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên, xây dựng chiến lược cho chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh. Theo đó, du lịch Thanh Hóa cũng không nằm ngoài xu hướng này nếu muốn phát triển nhanh và nâng cao sức cạnh tranh.

Xu hướng tất yếu

Thời gian trước đây, nếu doanh nghiệp lữ hành muốn chào bán một tour du lịch hay muốn quảng bá hình ảnh điểm đến thì chủ yếu chọn giải pháp phát tờ rơi, tổ chức các hội thảo, chương trình giới thiệu... Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ số và ứng dụng internet trong những năm gần đây đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận thông tin, mặt khác tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Thực tế, để bắt nhịp sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư cả về trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại, hướng tới việc tạo ra một môi trường du lịch thông minh tại tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ và khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Huệ - Giám đốc Công ty Du lịch Quốc tế Đại Dương (TP Thanh Hóa) cho biết, nếu như trong năm 2017, khi chúng tôi mới bắt đầu công cuộc kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến, con số nhận được khá khiêm tốn và khá nản. Tuy nhiên, đến năm 2018, kết quả đã thay đổi rõ rệt, lượng khách chúng tôi tiếp cận thông qua hoạt động kinh doanh này chiếm 30% tổng doanh thu, trong đó tập trung là đối tượng nhóm khách lẻ, khách nước ngoài.

Không chỉ có các đơn vị lữ hành, đa số khách sạn kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao đã tham gia vào hệ thống online của các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài như như: Agoda.com, booking. com, Traveloka.com... Đây là những kênh giới thiệu sản phẩm với hình thức và nội dung phong phú nhất, cộng thêm việc triển khai thanh toán trực tuyến nên tỷ lệ giao dịch thành công cao.

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu bắt tay vào việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và phục vụ khách hàng.

Ông Nguyễn Ngọc Hưng - Phó Giám đốc Khách sạn Mường Thanh (Thanh Hóa) cho biết, hiện nay đơn vị đang tích cực đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với kênh bán hàng OTA (Online Travel Agent). “Chúng tôi khẳng định đây là hướng đi sẽ được tiếp tục đầu tư vào thời gian tới, bởi lẽ hiệu quả nó đã đem lại lượng khách hàng không hề không nhỏ cho đơn vị. Và việc tăng cường các ứng dụng CNTT thực sự là hướng phát triển tất yếu của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong tương lai”.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động du lịch

Thực tế hoạt động du lịch thông minh tại Thanh Hóa mới chỉ dừng lại ở những ứng dụng ban đầu trên nền tảng sẵn có. Việc tìm kiếm thông tin du lịch Thanh Hóa thông qua trang web, fan page, khiến du khách chỉ tiếp cận được lượng thông tin sơ sài. Ngay cả những trang quảng bá du lịch Thanh Hóa như: thanhhoatourism.gov. vn, svhttdl.thanhhoa.gov.vn... thì thông tin cũng vẫn rất khá hạn chế, chủ yếu đều trích nguồn từ một số trang thông tin, báo điện tử; chưa có song ngữ Việt - Anh. Đặc biệt là chưa có các tính năng tương tác trực tuyến hay ứng cứu khi gặp sự cố. Trong khi đó, đối với một số các tỉnh, thành như Ninh Bình, Đà Nẵng... đã bắt đầu chuyển hướng đưa các giải pháp thúc đẩy hoạt động du lịch thông minh vào khai thác. Bằng cách cung cấp cho du khách ứng dụng và có thể dễ dàng tương tác trên các loại smartphone với một kho thông tin chuẩn xác. Giải pháp này được các địa phương đánh giá là góp phần làm tăng hiệu quả quản lý, kênh quảng bá du lịch tới thị trường quốc tế hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Ông Nguyễn Xuân Vĩnh - Giám đốc Công nghệ thông tin, VNPT Thanh Hóa cho biết, trong hệ sinh thái quản lý du lịch hiện nay VNPT đã xây dựng cho Tổng cục Du lịch, VNPT đặc biệt chú trọng xây dựng app trên smartphone, thông qua app này có thể cung cấp 1 cách đầy đủ toàn diện, chính xác nhất mà du khách mong muốn tại các điểm du khách đến tham quan. Thế nhưng, hiện nay một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn cho rằng du lịch thông minh là việc gì đó to tát. Trong khi trên thực tế du lịch thông minh hiểu đơn giản rằng đó là dùng ứng dụng CNTT để tương tác với khách hàng.

Nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT dựa trên thế mạnh của tỉnh, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1505 ngày 26/4/2018 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển một số sản phẩm CNTT mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ du lịch Thanh Hóa được xếp vào nhóm các sản phẩm phần mềm thương mại điện tử, kết nối cung cầu.

Theo các chuyên gia, du lịch và CNTT là hai lĩnh vực hoàn toàn khác biệt nhưng có mục tiêu chung là phục vụ khách du lịch, doanh nghiệp du lịch và quảng bá du lịch. Nên chăng, đã đến lúc Thanh Hóa cần sớm bắt tay vào thực hiện một giải pháp cụ thể, dựa vào sự tối ưu của công nghệ nhằm đem tới đa dạng công cụ tìm kiếm tiện ích cho du khách, qua đó góp phần quảng bá và ngày càng thu hút đông đảo khách du lịch.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]