(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự việc “đuổi khách trong đêm” của một khách sạn trên địa bàn TP Sầm Sơn. Mặc dù các ngành, đơn vị chức năng đã vào cuộc làm rõ, song trước những tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của du lịch xứ Thanh nói chung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành động trước tin đồn thất thiệt

Trong những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự việc “đuổi khách trong đêm” của một khách sạn trên địa bàn TP Sầm Sơn. Mặc dù các ngành, đơn vị chức năng đã vào cuộc làm rõ, song trước những tin đồn thất thiệt đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của du lịch xứ Thanh nói chung.

Không chỉ đơn giản là “tin đồn”

Gần đây nhất, từ khóa “Cát Đại Lợi” hay “đuổi khách trong đêm” trở nên hót trên trang tìm kiếm của Google. Không khó để tra cứu thông tin về sự việc liên quan đến khách sạn này.

Trước đó, một du khách tên Hải Đăng đăng bài viết trên mạng xã hội phản ánh sự việc như sau: cuối tuần (đầu tháng 7/2018) gia đình anh đặt 2 phòng nghỉ tại Khách sạn Cát Đại Lợi (TP Sầm Sơn). Chủ khách sạn yêu cầu thỏa thuận với đoàn ăn 4 bữa chính từ tối thứ 5 đến sáng ngày chủ nhật, đoàn khách sau khi thương thảo đã đồng ý đặt phòng. Tuy nhiên, sau khi dùng 2 bữa ăn tại đây, khách hàng cho rằng giá đắt hơn so với bên ngoài. Do vậy, bữa tối ngày nghỉ thứ 2 tại đây, gia đình quyết định ra ngoài ăn theo lời mời của một người bạn, ngay sau đó đoàn nhận được điện thoại của chủ khách sạn với yêu cầu dọn đồ ngay trong đêm vì ra ngoài ăn mà không báo với khách sạn.

Những tin đồn thất thiệt về sự việc “Cát Đại Lợi đuổi khách” gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Được biết ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND TP Sầm Sơn đã cử đoàn kiểm tra liên ngành thuộc BCĐ 389 xuống cơ sở làm việc, xác minh thông tin. Kết luận của đoàn kiểm tra là những thông tin của khách hàng phản ánh là hoàn toàn không đủ cơ sở.

Và mặc dù đã có kết luận cũng như những chứng cứ thu thập được chứng minh đơn vị kinh doanh lưu trú này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đặt ra, từ giá cả dịch vụ, việc niêm yết công khai giá phòng nghỉ, số điện thoại đường dây nóng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm xảy ra sự việc, đặc biệt là hành động lan truyền thông tin “khách sạn đuổi khách trong đêm” của khách hàng trên mạng xã hội, không ít người dùng facebook đã like, chia sẻ, thậm chí đưa lên một số diễn đàn... Trước ảnh hưởng của dư luận, ít nhiều hoạt động kinh doanh, uy tín của Cát Đại Lợi đã bị ảnh hưởng, cầm chừng... Kéo theo đó là sự ảnh hưởng đến cả hệ thống kinh doanh lưu trú trên địa bàn TP Sầm Sơn, xa hơn là thương hiệu du lịch biển Thanh Hóa.

Ngăn chặn những sự việc tương tự

Trước đó, nhằm chuẩn bị tốt cho thời gian cao điểm đón khách du lịch, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa đã tổ chức kiểm tra công tác quản lý nhà nước về du lịch; điều kiện đón, phục vụ du khách tại các khu du lịch biển. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở VH,TT&DL đã đề nghị các địa phương đảm bảo các điều kiện đón khách như: cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP, cứu hộ cứu nạn; quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Cùng với đó, UBND tỉnh cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo số 4929/UBND-KTTC về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch tại các khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các cấp, ngành, các địa phương có khu, điểm du lịch cũng đã chủ động xây dựng các phương án quản lý hoạt động du lịch. Đặc biệt TP Sầm Sơn đã xây dựng hàng loạt phương án quản lý lưu trú, dịch vụ, thực hiện nghiêm việc niêm yết giá, công khai số điện thoại đường dây nóng...

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động du lịch, nhiều tình huống, sự việc đều có thể xảy ra. Nguyên nhân đến từ cả 2 phía, bởi có nhiều khách hàng vẫn tự cho mình cái quyền là “thượng đế”; về phía chủ kinh doanh, kỹ năng xử lý tình huống còn nhiều hạn chế, thậm chí văn hóa giao tiếp ứng xử chưa thực sự tốt...từ đó đẩy sự việc đi quá xa.

Theo bà Vương Thị Hải Yến - Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, ngay sau khi xảy ra sự việc “Cát Đại Lợi”, về phía Sở VH,TT&DL đã kịp thời tiến hành xác minh, nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác từ các bên liên quan. Tuy nhiên, trước sự lan truyền nhanh chóng những thông tin chưa được kiểm chứng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động, thương hiệu của du lịch Thanh Hóa, đặc biệt là du lịch biển. Chính vì vậy, để hạn chế những sự vụ như vừa xảy ra, giải pháp cần được đặc biệt chú trọng đó là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng về văn hóa giao tiếp ứng xử với khách du lịch, đặc biệt là kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết xung đột, phàn nàn của khách du lịch cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Cũng theo bà Yến, trong thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các dịch vụ du lịch trên địa bàn, đặc biệt tăng cường phát hiện và xử phạt nghiêm các trường hợp ép ăn; vi phạm các quy định về giá dịch vụ (không đăng ký, niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết...); quảng cáo không đúng với hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận; không thực hiện đúng cam kết, hợp đồng với khách hàng; các hành vi ứng xử thiếu văn minh, lịch sự với khách du lịch... Cùng với đó hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch trong việc tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ và hợp đồng chặt chẽ với khách hàng. Mặt khác, triển khai xây dựng, duy trìvà niêm yết công khai, rộng rãi các số điện thoại đường dây nóng tại các vị trí dễ nhìn để thuận tiện cho khách du lịch khi cần trợ giúp.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]