(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước. Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện, diện mạo du lịch Thanh Hoá đã có những thay đổi cơ bản ở nhiều địa phương, tích cực phát huy vai trò là động lực, tạo sự lan tỏa để phát triển KT-XH.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khởi sắc diện mạo du lịch

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) đã xác định phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước. Đến nay, sau 5 năm triển khai thực hiện, diện mạo du lịch Thanh Hoá đã có những thay đổi cơ bản ở nhiều địa phương, tích cực phát huy vai trò là động lực, tạo sự lan tỏa để phát triển KT-XH.

Những bước chuyển đáng ghi nhận

So với giai đoạn trước, cho thấy giai đoạn 2016 - 2020 du lịch xứ Thanh có những bước chuyển biến tích cực rõ rệt. Trong đó, nổi lên với nhiều thành tựu quan trọng đạt được trên nhiều lĩnh vực như: quy hoạch và đầu tư du lịch; phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch; xúc tiến, quảng bá; phát triển nguồn nhân lực; môi trường du lịch; chỉ tiêu kinh doanh... Đặc biệt, chất lượng dịch vụ du lịch, phục vụ du khách được đổi mới theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

Điển hình, trong 5 năm qua sản phẩm, dịch vụ du lịch mới được hình thành và khai thác, đem đến những trải nghiệm hấp dẫn cho khách du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Du lịch văn hóa, tâm linh; du lịch sinh thái, cộng đồng cũng ngày càng chứng minh được sức hút đối với du khách, dần khẳng định là sản phẩm thế mạnh của du lịch Thanh Hóa. Với việc ưu tiên đầu tư các điểm đến du lịch mới, hạ tầng, nhân lực, tổ chức các dịch vụ, kết nối các tour, tuyến du lịch... đã hình thành nên nhiều trọng điểm du lịch hấp dẫn như: Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc), khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân), đền Bà Triệu (Hậu Lộc), quần thể Di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng (TP Thanh Hoá); bản Năng Cát (huyện Lang Chánh); bản Hiêu, bản Đôn (huyện Bá Thước); bản Hang (huyện Quan Hóa); bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy); bản Ngàm (huyện Quan Sơn)...

Ngoài ra, nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ cũng được các địa phương, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, đưa vào công bố phục vụ khách du lịch như: “Ngược xuôi sông Mã”, tuyến du lịch làng cổ Đông Sơn, trải nghiệm du lịch đồng quê, du lịch Động Tiên Sơn - Hàm Rồng (TP Thanh Hoá); khu du lịch động Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc); khu Nông trại Golden Cow (huyện Thường Xuân);... bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo khách du lịch.

Thanh Hóa cũng tập trung ưu tiên đầu tư các tuyến trung tâm và kết nối đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng, làm đòn bẩy thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch. Đặc biệt là việc đầu tư, đưa vào khai thác Cảng Hàng không Thọ Xuân, đã kết nối Thanh Hóa với nhiều địa phương trọng điểm về du lịch trong cả nước thuộc 4 khu vực động lực phát triển của du lịch Việt Nam.

Du lịch Thanh Hoá ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

Theo báo cáo của Sở VH,TT&DL, đến năm 2020, Thanh Hóa đã thu hút được 79 dự án đầu tư kinh doanh du lịch với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 84.300 tỷ đồng, trong đó có những dự án quy mô lớn, hệ thống dịch vụ đồng bộ, có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Một số dự án bước đầu đưa vào phục vụ khách du lịch, như: Sầm Sơn golflinks và khu đô thị sinh thái FLC, Khu tổ hợp dịch vụ khách sạn thương mại Vincom... Bên cạnh đó, một số dự án lớn đã và đang được triển khai đầu tư, như: Khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch biển Sầm Sơn, Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Flamingo Linh Trường Khu B... tạo điều kiện tăng trưởng về các chỉ tiêu phát triển du lịch, đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được về chỉ tiêu tăng trưởng, công tác truyền thông về du lịch thời gian qua có nhiều đổi mới từ phương thức đến cách tiếp cận. Nhờ đó, nhận thức về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập đã được nâng lên một tầm cao mới, từ chỗ coi du lịch là hoạt động nghỉ ngơi, giải trí đơn thuần, đến nay du lịch được xác định là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hóa.

Phát triển du lịch có thương hiệu, đậm bản sắc văn hoá

Bước sang giai đoạn 2021 - 2025, du lịch Thanh Hóa đứng trước nhiều vận hội mới để khẳng định vị thế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thuộc nhóm các địa phương có ngành du lịch phát triển của cả nước.

Để hiện thực hoá mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra (giai đoạn 2021 - 2025), tỉnh Thanh Hoá đã đặt ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, việc phát triển đa dạng sản phẩm du lịch có chất lượng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa, có khả năng cạnh tranh cao sẽ được đẩy mạnh thực hiện. Trước hết, từng bước hình thành hệ thống các khu du lịch với dịch vụ cao cấp, các tổ hợp khu vui chơi giải trí, các khu nghỉ dưỡng nhiều tiện nghi, có khả năng cạnh tranh về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển; bổ sung các sản phẩm du lịch thể thao biển, du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng tại các làng chài biển, hướng tới kéo dài mùa vụ trong du lịch biển...

Cũng trong thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư du lịch có tiềm lực và thương hiệu mạnh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về du lịch... Hướng tới phát triển du lịch Thanh Hoábền vững; có tính chuyên nghiệp; có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, chất lượng; sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Giai đoạn 2016 - 2020: tỉnh Thanh Hóa ước đón được trên 42 triệu lượt khách, vượt 0,2% so với kế hoạch, gấp 2,0 lần so với tổng lượt khách giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,2%/năm. Tổng thu du lịch ước đạt gần 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 31,7%/năm.

Ước tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 925 cơ sở lưu trú du lịch, vượt 2,8% so với kế hoạch; có gần 41 nghìn lao động du lịch trực tiếp, vượt 1,5% so vớikế hoạch. Số lao động được đào tạo, bồi dưỡng là 32,3 nghìn người.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]