(vhds.baothanhhoa.vn) - Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh nằm trên địa bàn thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc là ngôi chùa cổ, còn lưu giữ một số hiện vật mang đậm dấu ấn về kiến trúc, nghệ thuật thời Lý.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh nằm trên địa bàn thôn Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc là ngôi chùa cổ, còn lưu giữ một số hiện vật mang đậm dấu ấn về kiến trúc, nghệ thuật thời Lý.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Theo các tài liệu ghi lại, Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh thuộc đất làng Duy Tinh xã Văn Lộc, xưa kia là lỵ sở của quận Cửu Chân gần 400 năm. Thái úy Lý Thường Kiệt đã từng ở đây 19 năm. Chùa được xây dựng quy mô trên nền chùa cũ, đã đổ nát vào thời gian sau khi Vua Lý Nhân Tông trở về Kinh Đô. Quan Thông giám họ Chu, người giữ quyền coi quận Cửu Chân chủ trì đứng ra tổ chức cho Nhân dân xây lại ngôi chùa mới trên nền cũ của một ngôi chùa cổ.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhiều hạng mục trong ngôi chùa đã bị hư hỏng, xuống cấp. Trong những năm qua chùa đã được tu bổ, tôn tạo và trở thành địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh, có sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, chùa có 4 gian hậu cung, 5 gian tiền đường, nhà tổ 5 gian, 2 gian phía hữu. Hậu cung thờ Phật, Tiền đường thờ Lý Thường Kiệt. Tại chùa còn lưu giữ các pho tượng bằng gỗ có từ thời Lý.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Dấu tích thời Lý vẫn còn đậm nét ở 3 bệ sen đá tại trung tâm phật điện. Mỗi bệ là một tòa sen cách điệu có nhiều cánh viên quanh cân xứng, phía dưới là con sư tử biểu hiện sức mạnh đội cả bầu trời, cho thấy kỹ thuật đục đá thủ công tinh xảo, phản ánh năng lực thẩm mỹ, tâm tư tình cảm và tài hoa của nghề đục đá xứ Thanh.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Cùng với đó là tấm bia đá được dựng ngày 19 tháng 10 năm Mậu Tuất, niên hiệu Hội Tường Đại Khánh thứ chín (1118) ghi lại quá trình xây dựng chùa. Bia có trán vòng cung, đế hộp hoa sen, chiều cao 2,02 m, rộng 1,22 m, chiều dày 0,27 m.

Bia có trán lượn vòng cung chạm nổi với hai hàng chữ Hán ghi tên bia Cửu Chân quận, Thanh Hóa trấn, Sùng Nghiêm Diên Thánh tự bi minh tịnh tựa. Đây là hiện vật gốc, một tài liệu khoa học vô giá góp phần để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thời Lý cũng như tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, kiến trúc nghệ thuật… thời Lý.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Tại đây còn có bộ thềm đá chạm khắc hình rồng khá tinh xảo, mang đặc trưng rồng thời Lý mình tròn nhẵn thân dài uốn lượn uyển chuyển. Đây cũng là trang trí nghệ thuật tiêu biểu trên đá của các chùa thời Lý.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Trước cổng chùa là gác chuông với chuông đồng cao khoảng 80 cm, nặng khoảng 5 tạ có từ thời Gia Long. Bà Nguyễn Thị Nha, năm nay 72 tuổi là người trông coi chùa cho biết chuông chùa đều đặn thỉnh vào 4 giờ sáng và 5 giờ chiều hàng ngày vang vọng khắp làng Duy Tinh.

Ngôi chùa mang đậm dấu ấn thời Lý trên đất Văn Lộc

Với những giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, năm 1990 chùa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Vào ngày 8 - 2 âm lịch hàng năm, lễ hội truyền thống làng Duy Tinh - chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh lại tưng bừng khai hội được Nhân dân và du khách thập phương về trẩy hội và chiêm ngưỡng ngôi chùa cổ. Năm 2020 2021 để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 làng Duy Tinh - Chùa Sùng Nghiêm không tổ chức lễ hội truyền thống, thay vào đó chỉ có các hoạt động với quy mô nhỏ như người dân đi lễ, dâng hương.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]