(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù du lịch miền Tây mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Thế nhưng, đây là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến với xứ Thanh. Các hãng lữ hành lớn cũng bắt đầu quan tâm và có chương trình kết nối. Tuy nhiên, để “định vị” trong lòng du khách, cần hơn hết là xây dựng thương hiệu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển du lịch trên vùng đất khó (Bài cuối): Xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng

Mặc dù du lịch miền Tây mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Thế nhưng, đây là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế đến với xứ Thanh. Các hãng lữ hành lớn cũng bắt đầu quan tâm và có chương trình kết nối. Tuy nhiên, để “định vị” trong lòng du khách, cần hơn hết là xây dựng thương hiệu.

Cho một sự bền vững

Du lịch cộng đồng là một trải nghiệm đầy trách nhiệm, mang lại lợi ích cho cả du khách lẫn người dân bản địa. Với loại hình này, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ, khác biệt văn hóa, gắn với nhiều hoạt động, như: Tham gia sinh hoạt văn hóa, lao động; khám phá núi rừng thiên nhiên; tìm hiểu tín ngưỡng, tập quán, nghề thủ công truyền thống các dân tộc...

Vừa qua, đoàn khảo sát của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) đã tới một số điểm đến khu vực miền Tây xứ Thanh và có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Theo ông Trần Hùng Việt - Tổng Giám đốc Saigontourist: Một trong những hoạt động để tạo cơ hội thu hút khách du lịch đến với Thanh Hóa, trong đó có các điểm đến du lịch cộng đồng miền núi, đó là chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm. Và du lịch thì khó tránh khỏi những tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng. Chính vì vậy, làm thế nào để đồng bào khu vực này vừa có thể tham gia làm du lịch, vừa bảo tồn được văn hóa đặc sắc của địa phương... tránh việc mất đi bản sắc riêng cũng như tạo ra sản phẩm trùng lặp với các điểm đến ở một số tỉnh như: Hòa Bình, Lai Châu, Sa Pa, Hà Giang... Có làm được như vậy mới có thể tạo nên nét riêng và xây dựng thành công thương hiệu cộng đồng miền Tây Thanh Hóa.

Với quan điểm vừa giữ gìn bản sắc văn hóa, vừa bảo vệ giá trị cảnh quan môi trường tự nhiên, kiên quyết không bê tông hóa các khu, điểm du lịch cộng đồng, không riêng gì một địa phương, mà hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh đều cho rằng xu hướng hiện nay của du khách là tìm đến với du lịch chính cộng đồng. Ông Cầm Bá Huyến - Trưởng phòng VH-TT huyện Thường Xuân cho biết, để tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, huyện đã và đang kêu gọi đầu tư phát triển các khu du lịch như: các phân khu chức năng thuộc khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, lòng hồ Cửa Đạt; khu di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai; Làng du lịch cộng đồng Thanh Xuân, làng Vịn... Đến nay việc tiếp cận các nhà đầu tư lớn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đối với các điểm đến như Khu BTTN Xuân Liên, các điểm du lịch cộng đồng, quan điểm của huyện là tuyệt đối không khai thác vùng lõi khu bảo tồn, không xây dựng theo hướng bê tông hóa, gạch ngói...

Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng thương hiệu và phát triển du lịch bền vững.

Cơ hội để du lịch miền Tây tăng tốc

Với bản sắc văn hóa độc đáo đa dạng, tạo nên bức tranh nhiều màu sắc về đời sống văn hóa, xã hội, phát triển du lịch tại các huyện miền núi Thanh Hóa đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, tỉnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách nhằm phát huy lợi thế vị trí địa lý, các giá trị tài nguyên khu vực này.

Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL, bà Vương Thị Hải Yến chia sẻ: Bên cạnh việc xác định phát triển mạnh sản phẩm du lịch biển, đẩy mạnh xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, tỉnh cũng đang quan tâm và đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Vườn quốc gia Bến En, Thác Ma Hao - Bản Năng Cát, suối cá Cẩm Lương... Vài năm gần đây, đồng bào các dân tộc vùng miền núi Thanh Hóa từng bước làm quen và hăng hái tham gia các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Loại hình du lịch này cũng bắt đầu hình thành và phát triển mạnh tại các huyện Như Thanh, Bá Thước, Lang Chánh...

Cùng với đó, theo Thông tư 12 năm 2014 của Bộ VH,TT&DL, vùng dân tộc thiểu số sẽ được ưu tiên hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch các vùng dân tộc thiểu số; nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng dân tộc thiểu số; phát triển mô hình du lịch miền núi có sự tham gia của cộng đồng các dân tộc thiểu số... Đây cũng chính là yếu tố “then chốt”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch cũng như xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng miền núi của tỉnh.

Ngoài ra, khu vực miền núi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn được ưu tiên hỗ trợ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực, theo hướng bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực du lịch, sử dụng hiệu quả và có đãi ngộ thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại vùng dân tộc thiểu số có du lịch phát triển hoặc có tiềm năng phát triển; ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số được đào tạo đồng bộ về cơ cấu ngành nghề du lịch với các trình độ từ sơ cấp nghề đến ĐH và sau ĐH...

Thiết nghĩ, cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch khu vực miền núi, việc người dân tự ý thức được nguồn lợi kinh tế từ du lịch sẽ giúp họ có ý thức tự giác trong việc bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giữ chữ tín với du khách. Đó cũng chính là giải pháp căn cơ để có thể phát triển du lịch bền vững khu vực này, hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]