(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm gần đây, lượng khách đến Thanh Hóa tăng khá nhanh, đặc biệt vào mùa du lịch biển. Tuy nhiên, nếu không tăng cường cũng như cải thiện các sản phẩm du lịch và chất lượng của dịch vụ, sẽ khó để thu hút được dòng khách du lịch có khả năng chi tiêu cao cũng như kéo dài thời gian lưu trú.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng nguồn “cung” để giữ chân du khách

Trong những năm gần đây, lượng khách đến Thanh Hóa tăng khá nhanh, đặc biệt vào mùa du lịch biển. Tuy nhiên, nếu không tăng cường cũng như cải thiện các sản phẩm du lịch và chất lượng của dịch vụ, sẽ khó để thu hút được dòng khách du lịch có khả năng chi tiêu cao cũng như kéo dài thời gian lưu trú.

Nhiều khu vui chơi, giải trí mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa góp phần thu hút và giữ chân du khách lâu hơn.

Phần lớn chi tiêu dành cho ăn uống và lưu trú

Hiện nay, Thanh Hóa đã cơ bản phát triển dịch vụ du lịch, đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách. Trong đó phải kể đến dịch vụ lưu trú, trên địa bàn tỉnh hiện có tới hàng trăm cơ sở được xếp hạng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Hệ thống nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống phát triển mạnh, nhiều nhà hàng thiết kế theo phong cách hiện đại, cổ truyền dân tộc hoặc theo phong cách dân gian... Cùng với đó là các trung tâm mua sắm, hệ thống cửa hàng, siêu thị...

Chỉ tính riêng trong năm 2018, toàn tỉnh Thanh Hóa đón được trên 8 triệu lượt khách; phục vụ trên 15 triệu ngày khách; tổng thu du lịch đạt trên 10 nghìn tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 62.200.000 USD). Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, 3/5 nhóm chỉ tiêu là tổng thu du lịch, cơ sở lưu trú (tổng số cơ sở lưu trú, tổng số phòng cơ sở lưu trú) và lao động du lịch (tổng số lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo) đạt kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế cho đến nay, du lịch Thanh Hóa vẫn còn thiếu điểm vui chơi, giải trí, đặc biệt là những điểm, tổ hợp vui chơi, giải trí quy mô lớn phục vụ khách du lịch. Chính vì vậy, mặc dù hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách, song số ngày lưu trú, chi tiêu trung bình của du khách đến Thanh Hóa vẫn còn khá thấp.

Khách du lịch đến Thanh Hóa chi tiêu phần lớn cho ăn uống và lưu trú (khoảng 80%), nguyên nhân là các dịch vụ bổ sung còn rất ít. Cụ thể như khu du lịch trọng điểm của tỉnh là TP Sầm Sơn, khách du lịch đến đây chủ yếu chỉ đến tắm biển và tham quan một số di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, hòn Trống Mái... Do đó, thời gian lưu trú tập trung chủ yếu vào 2 ngày cuối tuần, việc chi tiêu phần lớn dành cho việc ăn uống và dịch vụ lưu trú, có chăng khách sử dụng thêm dịch vụ vận tải bằng xe điện.

Tăng nguồn cung để giữ chân du khách

Theo một số chuyên gia lĩnh vực du lịch, một trong những mục tiêu cụ thể mà hoạt động du lịch đặt ra là tăng trưởng lượng khách, và tăng khả năng chi tiêu là đích đến cuối cùng.

Có thể nói rằng, trong những năm gần đây, hoạt động du lịch Thanh Hóa đã và đang có những chuyển biến tích cực. Trong đó, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng hoàn thiện, giới thiệu quảng bá và tổ chức khai thác đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái cộng đồng; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch sự kiện và du lịch mua sắm tại các làng nghề... Cùng với đó là nhiều hoạt động lễ hội, vui chơi, giải trí đặc sắc, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách như: các lễ hội truyền thống; lễ hội đường phố; lễ hội tình yêu; các giải thể thao tầm cỡ; sự kiện âm nhạc... được nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tổ chức trong thời gian qua.

Xác định mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều giải pháp thu hút đầu tư phát triển du lịch, đồng thời tập trung nguồn vốn ngân sách, ưu tiên đầu tư phát triển “ngành công nghiệp không khói”. Nhờ đó, trong vài năm trở lại đây đã có hàng chục dự án đầu tư kinh doanh du lịch được cấp phép và đang triển khai thực hiện. Tiêu biểu là một số dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí lớn như: dự án sân gofl và khu biệt thự cao cấp FLC; dự án đầu tư khách sạn và khu vui chơi biển Hải Tiến; các dự án đầu tư du lịch tại Khu kinh tế Nghi Sơn; cơ sở lưu trú Pù Luông Retreat; dự án Central Resort... đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến với xứ Thanh.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]