(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ chỗ cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ non kém... đến nay Du lịch Thanh Hóa đã phát triển tương đối toàn diện, chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ ngày càng nâng cao. Đó là sự cố gắng của một hệ thống nhiều cấp, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, nhằm mục tiêu từng bước cải thiện môi trường du lịch, làm cho hình ảnh du lịch Thanh Hóa ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa đẩy mạnh cải thiện môi trường du lịch (Bài 1): Từng bước “xóa sổ” hạn chế

Từ chỗ cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ non kém... đến nay Du lịch Thanh Hóa đã phát triển tương đối toàn diện, chất lượng sản phẩm du lịch, dịch vụ ngày càng nâng cao. Đó là sự cố gắng của một hệ thống nhiều cấp, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, nhằm mục tiêu từng bước cải thiện môi trường du lịch, làm cho hình ảnh du lịch Thanh Hóa ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Bắt đầu từ khu du lịch trọng điểm

Nếu như cách đây chưa đến 10 năm, nói đến Du lịch Sầm Sơn, du khách còn hoài nghi cái phương châm “kỷ cương, văn minh, thân thiện”. Thế nhưng, chỉ vài năm trở lại đây, mọi chuyện dường như đã thay đổi chóng vánh, khi mà hình ảnh và vị thế của Sầm Sơn trong mắt du khách đã, đang được cải thiện đáng kể. Cụ thể, những tồn tại hạn chế trước đây, từ diện mạo đến văn hóa du lịch đang dần được “xóa sổ”. Và điều đáng nói hơn cả chính là sự chuyển biến trong cách làm du lịch, khi những từ khóa trước đây như “chặt chém.”, “chộp giật”, “chèo kéo”, “chèn ép”... tràn lan trên các trang báo, đến nay đã và đang được dẹp bỏ, mất dần. Từ những thay đổi tích cực về văn hóa ứng xử, văn minh trong kinh doanh dịch vụ du lịch đến những chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực thu hút đầu tư, đã và đang từng bước giúp TP Sầm Sơn có được đầy đủ các điều kiện để vươn dậy, trở thành một trọng điểm du lịch biển năng động, hiện đại hàng đầu cả nước.

Có thể nói, có được bước chuyển biến ngoạn mục ấy là nhờ “chiến dịch làm sạch môi trường du lịch” đã được thành phố triển khai một cách tổng thể, bài bản và quyết liệt, với sự vào cuộc nghiêm túc của chính quyền địa phương, và nhiều cấp, ngành. Trong đó, trước kết phải kể đến công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Chỉ tính riêng trong đợt cao điểm hè 2 năm 2016 và 2017, UBND TP Sầm Sơn đã tiếp nhận và xử lý 241 thông tin qua đường dây nóng, đã xử phạt hành chính 111 vụ, thu nộp ngân sách 346 triệu đồng.

Du lịch Thanh Hóa đã trở nên văn minh và thân thiện.

Cải thiện tích cực toàn cảnh bức tranh du lịch

Không quá khi nói rằng bộ mặt du lịch Sầm Sơn chính là tấm gương phản chiếu trung thực tầm nhìn, năng lực quản lý, khả năng phát triển và tạo sức hút của du lịch Thanh Hóa. Vậy nên khi “đầu tàu” này chuyển biến tích cực thì Du lịch Thanh Hóa cũng có cơ hội vươn lên bứt phá.

Với nguồn tài nguyên phong phú, xứ Thanh đang phấn đấu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu miền Bắc. Chính vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu này, việc từng bước “xóa sổ” những tồn tại hạn chế hay cải thiện môi trường du lịch theo hướng “văn minh, thân thiện” vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp trọng tâm.

Cùng với đó, hiện nay Thanh Hóa là một trong những tỉnh có hệ thống quy hoạch các điểm du lịch tương đối hoàn chỉnh, với hơn 30 quy hoạch đã và đang được thực hiện; 40 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật được triển khai, với tổng dự toán được phê duyệt lên tới 3.644 tỷ đồng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cũng được quan tâm đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng, với 760 cơ sở lưu trú, trong đó 226 cơ sở được xếp hạng khách sạn từ 1 - 5 sao, 400 cơ sở xếp hạng nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Ngoài ra, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và môi trường du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch... cũng có những chuyển biến đáng kể, góp phần cải thiện môi trường du lịch tương đối toàn diện.

Xác định việc cải thiện môi trường du lịch không phải là việc làm trong một sớm một chiều, song để có thể bứt phá và đạt được mục tiêu đã đề ra, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang tập trung khắc phục từ những hạn chế nhỏ nhất, bắt đầu từ những biểu hiện tiêu cực của một bộ phận người dân, hộ kinh doanh; thái độ phục vụ, ứng xử của nhân viên tại một số đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch... nhằm thay đổi môi trường du lịch một cách toàn diện.

Giai đoạn 2015 - 2017, toàn tỉnh đón được trên 18,8 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%, đạt 102% kế hoạch. Tổng thu du lịch đạt gần 20 nghìn tỷ đồng. Năm nay, du lịch Thanh Hóa tiếp tục tăng trưởng và phát triển, các chỉ tiêu về du lịch đều đạt kế hoạch đề ra và tăng trưởng cao so với năm 2017. Cụ thể, năm 2018 Thanh Hóa đã đón được trên 8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt trên 10 nghìn tỷ đồng.

Hoài Anh


Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]