Việc thực hiện quy hoạch tại các khu du lịch quốc gia (KDLQG) Phú Quốc, thác Bản Giốc, Mộc Châu, núi Bà Đen, Côn Đảo, Điện Biên Phủ - Pá Khoang bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thực tế ở mỗi KDLQG có khác nhau, dẫn đến những rào cản, bất cập khác nhau, kéo theo hiệu quả thực hiện chưa thật sự như mong đợi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện quy hoạch tại các khu du lịch quốc gia chưa được như kỳ vọng

Việc thực hiện quy hoạch tại các khu du lịch quốc gia (KDLQG) Phú Quốc, thác Bản Giốc, Mộc Châu, núi Bà Đen, Côn Đảo, Điện Biên Phủ - Pá Khoang bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thực tế ở mỗi KDLQG có khác nhau, dẫn đến những rào cản, bất cập khác nhau, kéo theo hiệu quả thực hiện chưa thật sự như mong đợi.

Sản phẩm du lịch Phú Quốc thiên về nghỉ dưỡng biển đảo.

Chưa như mong đợi

Theo Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch (TCDL), quy hoạch tại các KDLQG đều đã xác định ranh giới rõ ràng để khai thác tài nguyên, đánh giá chính xác hiện trạng, giá trị và khả năng khai thác tài nguyên. Sau khi có quy hoạch, hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật ở các KDLQG đươc cải thiện đáng kể, nhiều tuyến đường giao thông, cơ sở lưu trú được xây dựng, thuận lợi cho du khách tiếp cận cũng như kết nối các điểm tài nguyên phục vụ du khách; ở Mộc Châu, Côn Đảo, Phú Quốc, cơ sở hạ tầng đã góp phần thay đổi diện mạo khu du lịch; tổ chức hoạt động du lịch đã đi vào nề nếp, đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng khách, doanh thu, trở thành trọng điểm du lịch của địa phương, vùng. Ở một số khu, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển khá mạnh, huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia, thu hút đông lao động; các sản phẩm du lịch được phát triển theo định hướng, được định hình và từng bước nâng cao chất lượng, bước đầu khẳng định được thương hiệu như Mộc Châu, Côn Đảo, Phú Quốc.

Trên thực tế, mỗi KDLQG nằm ở một khu vực khác nhau, quy hoạch khác nhau, đối tượng quản lý, thực hiện khác nhau... nên kết quả thực hiện khác nhau, có điểm tốt, nhưng cũng có điểm chưa đạt yêu cầu. Các KDLQG Côn Đảo, Phú Quốc thiên về du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch cao cấp nên đã được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở lưu trú, xúc tiến quảng bá song lại phải chịu áp lực thách thức về môi trường thiếu nhân lực khi tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quy hoạch khu du lịch quốc gia.

KDLQG Mộc Châu nằm trên 2 đơn vị hành chính (huyện Mộc Châu và Vân Hồ) của tỉnh Sơn La, sản phẩm chủ yếu liên quan đến nông nghiệp, sức cạnh tranh thấp, không hấp dẫn khách quốc tế; Hơn nữa, tổ chức không gian du lịch, tại các khu, điểm chưa phát triển theo định hướng quy hoạch; chưa có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân lực chất lượng cao; BQL KDLQG Mộc Châu dù đã được thành lập nhưng lại không có thẩm quyền quyết định thực tế các vấn đề về đầu tư, du lịch, môi trường...

Còn KDLQG thác Bản Giốc, chỉ tiêu tổng thu quá thấp so với dự báo; việc hình thành các phân khu chức năng theo quy hoạch còn chậm trong khi đó chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc không được định hướng trong quy hoạch nhưng lại trở thành khu quan trọng. Nguồn nhân lực thiếu và yếu chỉ có 80 lao động trực tiếp, chủ yếu là lao động phổ thông. KDLQG núi Bà Đen chủ yếu phục vụ khách nội địa, lễ hội; sản phẩm du lịch nghèo nàn; lao động thiếu và yếu, làm việc theo thời vụ; chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn.

Trong khi đó, KDLQG Điện Biên Phủ - Pá Khoang thì diện tích quá lớn, bao gồm toàn bộ TP Điện Biên Phủ và 2 xã Pá Khoang, Mường Phăng của huyện Điện Biên; các chỉ tiêu về lượng khách, cơ sở lưu trú, nhân lực cho đến thời điểm hiện tại đều chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm du lịch chủ yếu là lịch sử - văn hóa, thăm lại chiến trường xưa, sức cạnh tranh yếu. Hạn chế lớn nhất của khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang là chưa thành lập được BQL.

Cần có sự điều chỉnh

Phó Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu Nguyễn Thị Hoa cho rằng, quy hoạch xây dựng chung KDLQG Mộc Châu chưa được phê duyệt khiến công tác quản lý, xây dựng ở Mộc Châu gặp khó khăn. Để phù hợp tình hình phát triển thực tế, huyện Mộc Châu thuê tư vấn Pháp xây dựng quy hoạch đô thị Mộc Châu, xây dựng quy hoạch để bảo tồn những khu vực tạo nên hình ảnh, giá trị đặc trưng nổi bật của Mộc Châu. Giám đốc BQL KDLQG Mộc Châu Hà Ngọc Thiệu cho rằng, nguồn lực đầu tư của Trung ương cho quá thấp, trong khi đó, địa phương chỉ trông chờ vào các dự án xã hội hóa, đổi đất lấy hạ tầng nên khó phát huy giá trị. Thêm nữa, công tác quản lý còn nhiều vướng mắc do chưa có mô hình, quy chế quản lý chung. UBND huyện Mộc Châu đã đề xuất quy chế quản lý đặc thù nhưng chưa được phê duyệt. Một số vấn đề phát sinh, thẩm quyền xử lý của BQL KDLQG Mộc Châu còn bị hạn chế.

Phó Giám đốc phụ trách BQL KDLQG núi Bà Đen Phạm Văn Hải cho biết, KDLQG này đã có quy hoạch xây dựng chung, tuy nhiên lại không trùng khớp với quy hoạch tổng thể. Một vướng mắc nữa là theo các văn bản đã ban hành, doanh nghiệp du lịch chỉ được xây dựng không quá 20% diện tích rừng thuê nếu phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên văn bản sắp ban hành năm 2019 chỉ cho phép xây dựng trên đất trống, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đang triển khai của doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của khu du lịch.

Trưởng phòng Du lịch Sở VHTTDL Cao Bằng Nông Thị Tuyến chia sẻ, do có nhiều đơn vị cùng khai thác, quản lý KDLQG thác Bản Giốc, nên để giải quyết một vấn đề phải mất nhiều quy trình hơn. Chùa Phật Tích tuy không nằm trong quy hoạch, nhưng lại là điểm nhấn của khu thác Bản Giốc. Chưa kể việc thi công đường mới vào động thì đã phá vỡ quy hoạch và ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường động Ngườm Ngao.

Nhiều chuyên gia cũng chia sẻ nhiều bất cập gặp phải trong qua trình triển khai quy hoạch các KDLQG. Tiến sĩ Võ Quế - Đại học Hòa Bình cho rằng, các KDLQG đều vấp phải vấn đề về môi trường, có quy hoạch còn không đề cập đến vấn đề môi trường, không có chỉ tiêu phát thải, không có giải pháp mà Phú Quốc là tiêu biểu. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, TS. Trương Sĩ Vinh cho rằng do những bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch, vận hành BQL các KDLQG nên vẫn chưa đạt được mô hình hiệu quả nhất.

Phải chăng, cần có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế? Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, TS. Lê Trọng Bình nhấn mạnh, khi lập và triển khai quy hoạch sau 3 năm, nếu có vấn đề phát sinh thì cần có sự điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]