(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Sản phẩm du lịch mũi nhọn của Thanh Hóa được xác định là du lịch biển đảo tại các khu du lịch trọng điểm Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn và Nghi Sơn - đảo Mê. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại Thanh Hóa, cũng như tiềm năng nội sinh và khả năng phát triển mạnh mẽ của chính sản phẩm này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng sản phẩm du lịch mũi nhọn: Bước đột phá phát triển du lịch xứ Thanh (Bài 1) Nhận diện sản phẩm du lịch mũi nhọn

(VH&ĐS) Sản phẩm du lịch mũi nhọn của Thanh Hóa được xác định là du lịch biển đảo tại các khu du lịch trọng điểm Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn và Nghi Sơn - đảo Mê. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại Thanh Hóa, cũng như tiềm năng nội sinh và khả năng phát triển mạnh mẽ của chính sản phẩm này.

Tiềm năng, thế mạnh phát triển sản phẩm du lịch

Thanh Hóa là nơi hội tụ đầy đủ tiềm năng của ba vùng kinh tế: miền núi, đồng bằng và ven biển với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Điểm nổi bật của Thanh Hóa là có đường bờ biển dài từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia tương đối bằng phẳng với những khu nghỉ dưỡng như: Sầm Sơn, Quảng Lợi, Hải Tiến, Hải Hòa, Hòn Nẹ, Đảo Nghi Sơn... Ở vùng núi đá vôi Thanh Hóa có nhiều hang động đẹp gắn với các truyền thuyết, di tích lịch sử văn hóa như động Từ Thức (Nga Sơn), động Long Quang, động Tiên Sơn (Thanh Hóa), động Hồ Công, động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc), hang Con Moong (Thạch Thành)... và những khu rừng nguyên sinh hàng trăm năm tuổi như Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, Bến En... là những điểm du lịch kỳ thú ngày càng hấp dẫn du khách.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa có 1.535 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh, trong đó có 789 di tích đã được xếp hạng, đặc biệt có 1 Di sản Văn hóa Thế giới: Thành Nhà Hồ và 4 di tích cấp Quốc gia đặc biệt: Thành Nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, Khu di tích Bà Triệu, Di tích khảo cổ hang Con Moong. Vùng đất Thanh Hóa là nơi sinh tụ của 7 dân tộc, trong đó mỗi tộc người mang một sắc thái riêng, tạo nên bức tranh lung linh đa sắc màu của văn hóa xứ Thanh.

Ngoài ra, hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, các điệu hò trên sông Mã đến các làn điệu dân ca, dân vũ (hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, múa sạp, múa xòe); những lễ hội (Bà Triệu, Lam Kinh, Sòng Sơn, Hàn Sơn...), ẩm thực (chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, bưởi Luận Văn, nem chua, cá Mè sông Mực, nước mắm Do Xuyên...), làng nghề truyền thống (đúc đồng, đá nhồi, dệt thổ cẩm, chiếu cói Nga Sơn...) cùng nhiều phong tục tập quán độc đáo của 7 dân tộc anh em.

Năm 2016 được xem là năm hoạt động du lịch có sự phát triển đáng kể, đạt mức tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch và cùng kỳ năm 2015, trong đó đón 6.277.000 lượt khách, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2015; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 6.298 tỷ đồng, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2015; kết cấu hạ tầng du lịch được đầu tư và có nhiều cải thiện, hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đường thủy được mở rộng, nâng cấp...

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh ấy, việc xác định, lựa chọn sản phẩm du lịch mũi nhọn được xem là việc làm cần thiết, nhằm đưa du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững.

Thanh Hóa xác định sản phẩm du lịch mũi nhọn là du lịch biển đảo.

Đâu là sản phẩm du lịch mũi nhọn xứ Thanh?

Thanh Hóa hiện đang khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hóa tìm hiểu di sản, di tích lịch sử; du lịch sinh thái (sinh thái núi kết hợp cộng đồng; sinh thái vườn quốc gia; sinh thái suối cá Cẩm Lương). Nếu đánh giá các sản phẩm trên theo tiêu chí của một sản phẩm du lịch mũi nhọn (về khả năng thu hút lượng khách lớn, doanh thu - đóng góp GDP cao, phù hợp với thị trường, thu hút đông đảo cộng đồng tham gia, có khả năng cạnh tranh cao, có thể tạo dựng hình ảnh, thương hiệu và khả năng phát triển độc lập, liên kết, thúc đẩy các sản phẩm khác), có thể nói, du lịch nghỉ dưỡng biển đã và đang chiếm ưu thế vượt trội hơn hẳn các sản phẩm còn lại. Chỉ tính riêng năm 2016, trong khoảng 6,2 triệu lượt khách đến Thanh Hóa, thì nghỉ dưỡng biển đã chiếm tới trên 80% tổng lượng khách và khoảng 85% tổng thu du lịch toàn tỉnh.

Trong Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn 2030” được ngành VH,TT&DL báo cáo với Thường trực UBND tỉnh cuối tháng 2/2017, thì sản phẩm du lịch mũi nhọn của Thanh Hóa được xác định là du lịch biển đảo tại các khu du lịch trọng điểm Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Nam Sầm Sơn và Nghi Sơn - đảo Mê. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế tại Thanh Hóa, cũng như tiềm năng nội sinh và khả năng phát triển mạnh mẽ của chính sản phẩm này. Đồng thời, xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm du lịch mũi nhọn trở thành đại diện thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

Thảo Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]