Từ bắc vào Nam bỗng nghẹn lòng thương lắm Miền Trung. Dải đất oằn lưng ấy luôn hứng chịu nghiệt ngã của thiên tai địch họa và dường như những thách thức, khổ đau càng hun đúc lên ý chí, bàn lĩnh vươn lên của họ như câu ca của người Miền Trung: “Đừng than phận khó ai ơi/ còn da lông mọc, còn chổi nảy cây”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuân về miền Trung

Từ bắc vào Nam bỗng nghẹn lòng thương lắm Miền Trung. Dải đất oằn lưng ấy luôn hứng chịu nghiệt ngã của thiên tai địch họa và dường như những thách thức, khổ đau càng hun đúc lên ý chí, bàn lĩnh vươn lên của họ như câu ca của người Miền Trung: “Đừng than phận khó ai ơi/ còn da lông mọc, còn chổi nảy cây”.

Biển Khánh Hòa

Chúng tôi ngược dòng La đến với Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê, nơi khởi đầu dãy Trường Sơn và một thời là trọng điểm của bom đạn Mỹ cày xới và cũng là nơi bão, lũ “ghé thăm” gần như chưa năm nào thoát khỏi, như câu thơ tôi viết “Đức Thọ, Hương Khê trời như gieo nợ/ Cha mẹ tảo tần mà dông bão vẫn đâu tha…” Tâm sự cùng chúng tôi, nhà báo, nhà thơ Thái Bá Lý là người con của đất Hương Khê (Hà Tĩnh) tay anh nâng niu từng cành bưởi xanh non sắp vào mùa đơm bông, anh nói: “Dẫu mới hôm qua nơi đây lũ chồng lũ, xóm làng, bà con xơ xác tiêu điều, nhưng hôm nay những mầm Xuân đã trỗi dậy mãnh liệt …”. Vâng! Đúng vậy, nhìn những vườn bưởi, vườn chanh, vươn lên trên những lớp phù sa, đang làm nụ, dẫu chưa đến ngày trổ hoa nhưng chúng tôi đã cảm nhận được cái mùi thanh tao, ngan ngát, xao lòng của loài hoa ấy và cái tên bưởi Phúc Trạch ở đây đã là đặc sản nức tiếng, tự lâu đời. Câu chuyện về trái bưởi nơi đây nghe anh Lý kể mà quý mà thương như là cổ tích.

Vượt đèo Ngang, vời vợi Đệ Nhất Hùng Quan, chất độc màu da cam xưa không làm trụi trơ cây lá mà vẫn kiêu hùng một Trường Sơn dịu vợi xa xanh. Tạm biệt Sông danh quê hương mẹ Suốt anh hùng. Dừng chân thả những bông hoa lên dòng Thạch Hãn linh thiêng lòng chúng tôi lại bổi hổi, bồi hồi, văng vẳng câu thơ “có tuổi đôi mươi thành sóng nước…” để cho Ngũ Hành Sơn, một Đà Nẵng hôm nay tươi mới, rực rỡ lung linh. Về Bình Định, quê hương của anh hùng áo vải, thăm Tam Quan, Xứ Dừa lại khởi sắc, vững chãi hơn qua mùa Đông thử thách. Uống cốc rượu Bầu Đá ấm nồng thưởng thức không khí rộn rã oai hùng trong trống hội ngày Xuân. Qua vùng địa chấn Quảng Nam, nghiêng mình tưởng niệm những người dân bên những triền sạt lở, thắp nén tâm nhang tri ân trước tượng đài người Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, uống ngụm nước sông Thu Bồn, sẻ chia niềm trong đục, cám ơn đôi bờ đất bãi ven sông đang bù đắp tốt tươi cho những vườn rau, cây trái mới hồi sinh sau mùa giông bão. Qua Trà Bồng, Trà Khúc, về Sa Huỳnh ăn bát cơm có hạt muối trắng thơm, con cá bống sông quê mà thương người dầm dãi. Ghé thăm Đức Phổ nơi chị Đặng Thùy Trâm 9 (chiến đấu và hy sinh), đến với gia đình mẹ Thơm, anh Thuận. Ngước lên bức tường lem luốc còn in ngấn lũ, vườn cây lớn, cây nhỏ sau nhà đã tan tành sau bão “Mất hết cả rồi” mẹ nói trong niềm xót xa mà lòng chúng tôi cũng rưng rưng. Được biết anh Trịnh Hữu Thuận là thương binh 3/4 của chiến dịch Mậu Thân và hiện con út của anh chị hiện đang là sĩ quan Hải quân đóng quân ở đảo Nam Yết, Trường Sa. Khi biết chúng tôi có người là đồng đội của Quang, mẹ nói:“Sau bão em nó gọi điện về liền nhưng chúng tôi nói con cứ yên tâm công tác, ở nhà không mất mát gì lớn cả, và trăm sự đã có bà con xóm làng và chính quyền rất quan tâm giúp đỡ”. Tạm biệt gia đình anh Thuận, chúng tôi càng cảm phục và thương những người như mẹ Thơm, lặng lẽ chịu đựng, luôn coi việc nước là trên hết. Chia tay xứ Quảng, những mất mát thương đau khó mà bù đắp nhưng chúng tôi hiểu được sức chịu đựng và bản lĩnh vươn lên của một miền quê mang truyền thống anh hùng. Nhìn những ruộng mạ xanh non, giàn mướp trổ hoa và rực rỡ trước nhà Thiếu tướng, Cựu chiến binh Lê Ngọc Sanh, người con xã Phổ Cường, đọc vui câu thơ “Hết mưa là nắng ửng lên thôi/ Hết khổ là vui lẽ ở đời…”.

Về phố biển Khánh Hòa, miên man với bức tranh đa chiều có thế núi hình sông và dải biển xanh trong eo thon như nàng thiếu nữ, gió biển mơn man như mời gọi. Đi trong sắc chiều ráng đỏ xứ trầm hương ngắm tháp cổ và vũ điệu Chăm, chúng ta không thể ngờ rằng mới hôm qua thôi, nơi đây là tâm bão kinh hoàng. Giờ đây những con đường, mỗi góc phố, những hàng cây nghiêng đổ đã được phục hồi và đâm chồi mới như có phép hồi sinh, dẫu cơn bão 12, 14 đã đi qua, tàn dư để lại cho phố biển và tỉnh Khánh Hòa quả là chưa thể liệt kê hết. Đến Ninh Hòa, Vạn Ninh, Tu Bông… Ra thăm những ngư dân, nông dân, sẻ chia những tang thương, mất mát… Gió đã yên, biển đã lặng, nhưng nhìn những lồng bè, nương rẫy vẫn còn ngổn ngang, bao ánh mắt vẫn còn thẫn thờ, cuộc sống mưu sinh phía trước của họ đang là bài toán lần giải với nhiều thách thức. Chuyện trò cùng chúng tôi cựu chiến binh, Nguyễn Thế Nga, ngư dân nuôi tôm hùm, cá lồng tâm sự: “Hoạn nạn đã đi qua, vết thương về tổn thất của bà con nói chung thật không thể nói hết nhưng vừa qua cũng được các cấp chính quyền, bè bạn gần xa, nặng lòng quan tâm hỗ trợ. Cái nghĩa, cái tình ấy chúng tôi vô cùng biết ơn và đó cũng là động lực thúc đẩy bà con vơi đi những phiền muộn sớm khắc phục hậu quả, tìm hướng đi mới cho mình”.

Sông Thạch Hãn -ảnh TL

Lại một mùa xuân mới lên đường, chúng tôi đến với những người lính Đoàn M46 Hải quân. Không khí Xuân đang trên đường vào bán đảo những hàng dương, phong ba sau bão đã nảy lộc mướt xanh, đâu đó lại rực lên màu hoa dại và đặc biệt là hoa muống biển, biếc xanh, nở tím trời. Và, dường như loài hoa ấy dung dị thủy chung gần gũi nhất với những người lính đảo. Ra chào đón chúng tôi là những gương mặt thân thương dạn dày nắng gió, quen lạ xen lẫn, nhưng cái phong cách hồn nhiên, vồn vã đầy chất linh khiến cho không khí thật nồng ấm. Đến với các C huấn luyện, ngắm nhìn trên thao trường, bãi tập, nhìn những ngôi nhà mái tôn, tường mới còn thơm mùi vôi vữa và lịch huấn luyện đan kín, chúng tôi hiểu nhiệm vụ của các anh thật khẩn trương và bề bộn bởi họ vừa trải qua một mùa mưa bão, chống đỡ, đối diện với tâm bão đi qua, song song hai nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và phòng chống thiên tai. Được biết trước và sau bão lực lượng vũ trang toàn quân nói chung, bộ đội Hải quân nói riêng đã có mặt kịp thời những vùng xung yếu hỗ trợ đắc lực, tận tâm cùng bà con nhân dân. Nghĩa cử, tình quân dân của những người lính lúc hoạn nạn, lâm nguy càng thể hiện đậm nét thiêng liêng. Ngày mai, mùa chuyển quân ra đảo, những người lính chúng tôi gặp gỡ hôm nay các anh lại hành quân về phía mặt trời đến với Trường Sa thân yêu. Tạm biệt vùng bán đảo, chia tay những người lính thủy, tay nắm bàn tay chúc cho các anh, những cánh chim vững vàng không mỏi nơi đầu sóng.

Miền Trung sau những bộn bề thách thức bây giờ cũng đang đồng hành cùng cả nước vào Xuân. Biển đã lặng sóng, những hạt mưa Xuân đã thấm vào cây và đất, những mầm Xuân đang cựa mình trỗi dậy. Tiết Xuân đang đến với mỗi nhà, cành đào phương Bắc và cánh mai vàng phương Nam đang tươi tắn hé nụ cùng xuân. Giao hòa cùng đất trời cũng là bước chuyển mình của con người, vạn vật khi đón chào một kỷ nguyên mới. Mùa Xuân đang nói gì bên ta đấy nhỉ. Vâng, ngày mới, năng lượng mới sẽ cho ta thêm niềm tin, ước mơ cháy bỏng để những dự định được lớn dần và thôi thúc bay xa …

Theo Baodulich.net.vn


Theo Baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]