(vhds.baothanhhoa.vn) - Khai thác, chế biến đá mang lại nguồn thu nhập cao nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động (NLĐ). Vấn đề đặt ra là phải thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các công trường khai thác, cơ sở chế biến đá.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá” Cần thêm sự quyết liệt

Khai thác, chế biến đá mang lại nguồn thu nhập cao nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động (NLĐ). Vấn đề đặt ra là phải thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các công trường khai thác, cơ sở chế biến đá.

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá” Cần thêm sự quyết liệt

Ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Cần sự vào cuộc đồng bộ

PV: Xin ông cho biết thực trạng công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp khái thác đá trong tỉnh?

Ông Lê Đình Tùng: Trên địa bàn tỉnh hiện có 219 doanh nghiệp hoạt động khai thác, và hàng trăm cơ sở chế biến đá. Phần lớn các đơn vị này có quy mô nhỏ, sử dụng lao động phổ thông là chủ yếu. Ngoài hạn chế kiến thức của NLĐ, nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa thực sự quan tâm đến công tác ATVSLĐ trong quá trình khai thác đá; chưa chú trọng huấn luyện, đào tạo NLĐ làm việc theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn khai thác đá.

Là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về ATVSLĐ, những năm qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác đá. Tuy nhiên, tai nạn lao động vẫn xảy ra. Năm 2021 có 3 người chết, quý 1-2022, có 1 người chết liên quan đến khai thác đá.

PV: Để đảm bảo các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá và NLĐ thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, giảm thiểu tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ có giải pháp gì trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Lê Đình Tùng: Trong thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực Hội đồng ATVSLĐ tỉnh) sẽ tăng cường triển khai Chỉ thị số 07 ngày 28-4-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn để các cấp, các ngành chức năng tổ chức thực hiện theo lĩnh vực; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 210 ngày 10-12-2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành Chương trình ATVSLĐ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh. Hàng năm phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ, nhằm tuyên truyền sâu rộng về công tác này đến NLĐ và người sử dụng lao động. Tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, người sử dụng lao động, người làm công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hiệu quả hệ thống ATVSLĐ. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm Luật ATVSLĐ. Công tác ATVSLĐ cần nhận được sự quan tâm đúng mức, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhằm cải thiện, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và NLĐ về ATVSLĐ trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc: Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cơ sở khai thác, chế biến đá

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá” Cần thêm sự quyết liệt

PV: Là địa phương có nhiều cơ sở khai thác, chế biến đá đang hoạt động, xin ông cho biết, công tác đảm bảo ATVSLĐ được huyện Vĩnh Lộc thực hiện như thế nào trong thời gian qua?

Ông Nguyễn Văn Tâm: Vĩnh Lộc có 287 doanh nghiệp, cơ sở khai thác, chế biến đá hoạt động tập trung chủ trên địa bàn các xã: Minh Tân, Vĩnh Thịnh. Nghề khai thác, chế biến đá tiềm ẩn nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng NLĐ, vì vậy, công tác đảm bảo ATVSLĐ luôn được cấp ủy, chính quyền huyện đặc biệt quan tâm. Cùng với việc ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, huyện đã thành lập đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các doanh nghiệp, cơ sở chế tác đá mỹ nghệ thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật ATVSLĐ. Đồng thời, chủ động đấu mối với các ngành liên quan mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng an toàn trong quá trình sản xuất cho doanh nghiệp và NLĐ. Nhờ đó, nhiều năm qua trên địa bàn huyện không xảy ra các vụ tai nạn liên quan về đá.

PV: Thực tế cho thấy, còn nhiều lao động khai thác và chế biến đá trên địa bàn chưa trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động. Vậy, hướng khắc phục tình trạng này của huyện như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Tâm: Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động là điều kiện cần thiết đối với lao động làm nghề đá. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế nên có tình trạng một số NLĐ không sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang... Vì vậy, để từng bước khắc phục tình trạng này, địa phương sẽ tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, đồng thời thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở chủ doanh nghiệp và NLĐ tuân thủ, chấp hành nghiêm túc quy định của Luật ATVSLĐ trong quá trình sản xuất.

Ông Nguyễn Chí Nam, Phó Giám đốc Công ty CP Phú Thắng: Xử lý người lao động không chấp hành nghiêm quy định

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nghề đá” Cần thêm sự quyết liệt

PV: Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá, Công ty CP Phú Thắng đã thực hiện công tác đảm bảo ATVSLĐ như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Chí Nam: Công ty CP Phú Thắng là đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sản xuất đá xây dựng. Hiện công ty có 110 lao động, trong đó thợ khai thác là 35 người, còn lại làm ở bộ phận chế tác và hành chính. Đảm bảo ATVSLĐ, nhất là những lao động trực tiếp sản xuất đá, luôn được công ty coi trọng. Vì vậy, công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc hiện đại phục vụ khai thác, sản xuất đá vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn cho NLĐ. Cụ thể, công ty đã đầu tư 20 máy cắt dây phục vụ khai thác, thay cho phương pháp nổ mìn truyền thống... Hàng năm, công ty tổ chức cấp phát 4 đợt đồ dùng bảo hộ lao động đến tay NLĐ và cho họ tham gia các lớp tập huấn kiến thức về ATVSLĐ. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức cho toàn công ty về ATVSLĐ. Tuy nhiên, vẫn còn số ít lao động (chủ yếu là nam giới), chưa thực hiện nghiêm túc việc trang bị bảo hộ lao động nên công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, thậm chí là có biện pháp xử lý để họ chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật.

Xuân Cường (thực hiện)


Xuân Cường (thực hiện)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]