(vhds.baothanhhoa.vn) - Nghĩ đến miếng pho mát béo ngậy, ai mà không thích. Tôi còn nhớ cuốn sách có tiêu đề “Ai lấy miếng pho mát của tôi” kể về 4 nhân vật là hai chú chuột và hai chàng tí hon. Bốn nhân vật trong quyển sách đều cùng sống trong một mê cung. Để tiếp tục sống sót, cả bốn đều phải đi tìm pho mát, thức ăn giúp chúng tồn tại được. Tuy nhiên, mê cung này lại có rất ít kho pho mát nên việc tìm ra một kho thức ăn lý tưởng với chúng cũng khá khó khăn. Cho đến một ngày, chúng tìm được một kho pho mát to lớn và sống rất hạnh phúc từ đó. Tưởng như kho pho mát lớn ấy sẽ đủ để chúng có thể sống đến hết đời. Nhưng không...

Miếng pho mát thơm ngon và chiếc bẫy

Nghĩ đến miếng pho mát béo ngậy, ai mà không thích. Tôi còn nhớ cuốn sách có tiêu đề “Ai lấy miếng pho mát của tôi” kể về 4 nhân vật là hai chú chuột và hai chàng tí hon. Bốn nhân vật trong quyển sách đều cùng sống trong một mê cung. Để tiếp tục sống sót, cả bốn đều phải đi tìm pho mát, thức ăn giúp chúng tồn tại được. Tuy nhiên, mê cung này lại có rất ít kho pho mát nên việc tìm ra một kho thức ăn lý tưởng với chúng cũng khá khó khăn. Cho đến một ngày, chúng tìm được một kho pho mát to lớn và sống rất hạnh phúc từ đó. Tưởng như kho pho mát lớn ấy sẽ đủ để chúng có thể sống đến hết đời. Nhưng không...

Miếng pho mát thơm ngon và chiếc bẫy

Với tôi hoặc bất cứ ai nghĩ về miếng pho mát thường bắt đầu bằng tâm lý háo hức, như việc thực hiện mục tiêu và chuẩn bị đón nhận quả ngọt. Mỗi người đặt ra một mục tiêu riêng. Người quê như tôi suốt cả tuổi thơ chỉ muốn thoát khỏi ruộng đồng và được đặt một chân lên thành phố nơi rực rỡ ánh đèn. Sang chảnh hơn, nhiều người sau khi đi du lịch trong nước lại muốn được thăm thú nước người. Và trời Tây như một miếng bánh thơm ngon khó cưỡng.

Mấy ngày gần đây, câu chuyện về hai nghệ sĩ Việt Nam kẹt bên trời Âu tự nhiên lại khiến tôi nghĩ về miếng pho mát nhiều hơn. Đi Tây, ai mà chẳng muốn. Cảm giác mình hơn rất nhiều người, và chỉ dưới một số rất ít. Chả thế mà nhiều người háo hức khoe từ lúc mua được vé máy bay và đi đến địa điểm nào cũng check-in để dân tình suýt xoa, trầm trồ.

Tuy vậy, từ chuyện “hot” nhất hiện nay, không ít người đã chia sẻ chuyện bây giờ mới kể về những lần dính bẫy ở châu Âu. Người chia sẻ là người có kinh nghiệm..., dù kinh nghiệm trả bằng tiền, hay trả bằng rất nhiều tiền, thậm chí trả bằng danh dự... Tựu chung lại kinh nghiệm xương máu vẫn là: Đừng tin những ai tự dưng tốt với mình. Giống như khi đã ăn miếng pho mát rồi rất có thể chẳng khác gì chuột dính bẫy.

Nhưng ngược lại, không thể vì dính bẫy mà đổ lỗi tại miếng pho mát ngon. Vấn đề là nếu không sẵn sàng chấp nhận phá bỏ mọi thứ để thỏa mãn cơn khát thèm, để thử và sở hữu miếng pho mát thì chắc chắn sẽ không bị dính bẫy.

Theo số liệu thống kê gần đây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng người đi nước ngoài ở mức 9,5%, đứng thứ 2 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Myanmar (10,6%). Đời sống kinh tế ngày càng tăng cao, cộng thêm phương tiện di chuyển dễ dàng, việc đi nước ngoài là lựa chọn của nhiều người.

Ý nghĩa của câu chuyện “Ai đã lấy miếng pho mát của tôi” là nói về sự thay đổi: “Nếu bạn không chịu thay đổi, thì chắc chắn bạn sẽ bị đào thải. Nếu bạn không chịu đi tìm thì không bao giờ bạn có được những miếng pho mát mới”. Còn trong thực tế cuộc sống, miếng pho mát nào cũng hấp dẫn, nhưng chưa hẳn đã ngon, hoặc thậm chí còn có thể khiến con người ta sa ngã và thân bại danh liệt.

Câu dặn dò: “Đi Tây, đừng đánh mất hộ chiếu”, mọi người đã thuộc nằm lòng. Nhưng điều quan trọng hơn cả là đừng đánh mất bản thân. Mất hộ chiếu có thể khiến ta mất thêm tiền của và thời gian. Còn mất bản thân thì cũng hậu quả khôn lường.

Chi Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]