(vhds.baothanhhoa.vn) - Đã từng là nghề thu nhập chính của nhiều phụ nữ xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa) nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, nghề làm tóc giả nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bấp bênh, các đơn hàng bị hủy liên tục do dịch bệnh kéo dài.

Nghề làm tóc giả ở Thiệu Lý gặp khó

Đã từng là nghề thu nhập chính của nhiều phụ nữ xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa) nhưng từ đầu năm 2022 đến nay, nghề làm tóc giả nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bấp bênh, các đơn hàng bị hủy liên tục do dịch bệnh kéo dài.

Nghề làm tóc giả ở Thiệu Lý gặp khó

Chỉ còn rất ít lao động ở xã Thiệu Lý bám trụ nghề làm tóc giả.

Nói đến nghề làm tóc giả người ta thường nhắc đến xã Thiệu Lý, bởi đây là nơi nghề phát triển và có lực lượng lao động tham gia đông nhất. Có thời điểm hầu hết các thôn trong xã đều tổ sản xuất tóc giả với gần một nửa lực lượng lao động nữ trong xã (300/670 phụ nữ) làm nghề, với mức thu nhập trung bình đạt từ 7 - 12 triệu đồng/tháng/người. Sở dĩ nghề làm tóc giả thu hút đông đảo phụ nữ tham gia là bởi nghề không mất phí đào tạo, bất kỳ chị em phụ nữ nào muốn làm đều được doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất hướng dẫn trong thời gian chỉ từ 3-7 ngày đã có thể làm ra sản phẩm. Nghề không đòi hỏi nghiêm khắc về thời gian, chị em có thể nhận sản phẩm làm việc tại nhà, vừa làm vừa chăm sóc gia đình, con cái. Những thuận lợi của nghề cùng mức thu nhập khá đã thu hút nhiều chị em tham gia, tạo viêc làm tại chỗ mà không phải ly hương.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2022 đến nay, nghề làm tóc giả đang gặp rất nhiều khó khăn khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá xuất xưởng giảm, thu nhập của người làm nghề cũng vì thế giảm theo, nhiều phụ nữ bỏ nghề quay trở lại làm công nhân hoặc ly hương tìm kiếm công việc mới. Chị Phạm Thị Nhường, Chủ tịch Hội LHPN xã Thiệu Lý, cho biết: “Hiện tại chỉ còn khoảng 100 phụ nữ làm nghề, nhưng với nhiều người nghề làm tóc giả đã không còn là nghề cho thu nhập chính nữa mà trở thành nghề tay trái. Họ chỉ làm lúc nông nhàn hoặc tranh thủ thời gian rảnh rỗi”.

Nghề làm tóc giả ở Thiệu Lý gặp khó

Từ nghề chính, nghề làm tóc giả đã trở thành nghề “tay trái” của nhiều phụ nữ Thiệu Lý.

Chị Lê Thị Liệu từng gắn bó với nghề làm tóc giả được 3 năm, nhưng hiện đã quay trở lại làm công nhân, cho biết: “Trước đây, một tháng tôi có thể hoàn thành 10-15 bộ tóc các loại, cho thu nhập từ 6 - 8 triệu đồng, đủ chi phí cho 2 con học hành và chi tiêu trong nhà. Mấy tháng nay lượng hàng vừa ít ỏi mà công cũng giảm nhiều, thu nhập hàng tháng chỉ khoảng 2 - 3 triệu, không đủ trang trải, mình buộc phải đi tìm công việc khác”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh, thôn 3, cũng buồn vì thu nhập từ nghề giảm sút mạnh. Chị không đi làm công nhân được do tuổi đã cao, hiện tại vẫn làm tóc giả nhưng theo kiểu “vừa làm vừa chơi” và mở thêm cửa hàng tạp hóa để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Mức thu nhập thấp, nguồn hàng không ổn định là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ nữ bỏ nghề làm tóc giả. Được biết, nhiều phụ nữ ở xã Thiệu Lý tỏ ra tiếc nuối khi phải bỏ nghề này.

Là một trong những cơ sở nổi tiếng làm tóc giả ở Thiệu Lý, tổ hợp tác của chị Lê Thị Thoan được thành lập từ năm 2011. Vào thời kỳ cao điểm, tổ hợp tác tạo việc làm cho trên 100 lao động, trong đó hơn nửa là lao động địa phương, với mức thu nhập cao nhất là 12 triệu đồng/ tháng/người. Như năm 2021, mỗi tháng tổ hợp tác đều xuất bán trên 200 bộ tóc. Nhưng đến nay, tổ hợp tác chỉ còn khoảng 20 lao động, mỗi tháng xuất cho công ty chỉ khoảng mấy chục bộ, thu nhập giảm một nửa, thậm chí có những tháng giảm hơn nửa. Theo chị Thoan: “Đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất từ khi vào nghề đến nay. Trước đây, tổ hợp tác làm nhiều đơn hàng, nhập cho doanh nghiệp rồi xuất khẩu đi các thị trường: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện tại đơn hàng từ Mỹ đã bị ngừng, chỉ còn đơn hàng từ Hàn Quốc với số lượng ít. Thời gian qua, nhiều đơn hàng bị hủy, có đơn hàng báo lỗi bị trả lại, thiệt hại rất nhiều, ảnh hưởng đến thu nhập của lao động”...

Không chỉ chị Thoan mà các cơ sở làm tóc giả ở xã Thiệu Lý đều đang nỗ lực rất nhiều trong việc níu chân lao động, tìm kiếm thêm các nguồn hàng chính thống, để họ tăng thêm thu nhập, điều quan trọng là để duy trì và phát triển trở lại một nghề được chị em phụ nữ mong muốn.

Bài và ảnh: Phan Thị


Bài và ảnh: Phan Thị

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]