(vhds.baothanhhoa.vn) - Phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống nông dân huyện tôi. Đường bê tông thông thoáng, sạch đẹp; điện sáng đến từng cổng ngõ; những hàng rào phủ đầy hoa và những tuyến bích họa đầy màu sắc. Đường được đặt tên, nhà được gắn số. Nhiều người bảo, về quê giờ như đi giữa phố vậy.

Thay đổi nhỏ nhưng cần thiết

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự làm thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống nông dân huyện tôi. Đường bê tông thông thoáng, sạch đẹp; điện sáng đến từng cổng ngõ; những hàng rào phủ đầy hoa và những tuyến bích họa đầy màu sắc. Đường được đặt tên, nhà được gắn số. Nhiều người bảo, về quê giờ như đi giữa phố vậy.

Thay đổi nhỏ nhưng cần thiết

Dạo mới triển khai trang trí các tuyến đường, làng tôi nhận được một phần kinh phí hỗ trợ từ trên để mua chậu cảnh, xây bồn trồng hoa. Theo hướng dẫn chung, chậu trồng hoa là loại chậu xi măng giống cái ly, sơn màu trắng nhằm bảo đảm đồng bộ, quy cũ. Thế nên, đến làng nào cũng thấy một dãy những “chiếc ly” màu trắng trồng hoa.

Khi triển khai đến làng tôi, mọi người cũng hồ hởi đón nhận, các đoàn thể xung phong đảm nhận việc vận chuyển chậu, trồng hoa. Chỉ duy có cậu Bí thư Chi đoàn là nêu ý kiến phản đối. Cậu cho rằng, cái chậu hoa hình chiếc ly có phần chân đế nhỏ hơn phần mặt chậu, lại khớp nối với nhau ở giữa “eo” chậu vừa thuôn dài, vừa nhỏ. Vì thế, khi đổ đất, trồng cây sẽ dẫn đến tình trạng “đầu nặng – chân yếu”, nguy cơ đổ vỡ là rất cao. Thậm chí, khi trồng những cây bụi như Hoa giấy, Chuỗi ngọc, chỉ cần một cơn gió mạnh tạt qua là đủ kéo đổ cả chậu. Bí thư Chi đoàn đề xuất chuyển sang loại chậu xi măng cao, hình lục giác, vừa chắn chắn vừa dễ vận chuyển.

Qua phân tích và thử nghiệm của thanh niên trong thôn, cuối cùng Hội đồng làng tôi đồng ý chuyển sang loại chậu cao hình lục giác. Và thế là, trong khi các làng khác thỉnh thoảng lại phải thay chậu cảnh hoặc hàng chậu cứ trống dần do đổ vỡ, thì làng tôi vẫn nguyên vẹn, hoa cỏ thuần chậu đua nhau khoe sắc.

Lại cũng chuyện xây dựng nông thôn mới. Trên chỉ đạo các làng phải đặt tên đường, đánh số nhà. Thế là trước mỗi ngõ xóm, cổng nhà đều được gắn một biển màu xanh, đánh số màu trắng. Mười làng như mười.

Khi Hội đồng làng triển khai chủ trương, cũng lại cậu Bí thư Chi đoàn đứng lên nêu ý kiến rằng, thay vì làm một cách rập khuôn, máy móc, làng ta nên có những cách làm sáng tạo hơn, phù hợp với cảnh quan làng quê hơn. Theo đó, tên từng ngõ xóm có thể chạm lên các bảng gỗ, ghép cách điệu bằng tre hoặc đắp nổi dạng phù điêu. Tên từng ngõ xóm, nên học tập các cụ từ xa xưa, lựa chọn những cái tên truyền tải ý nghĩa lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán... của làng. Đó cũng là một cách gìn giữ và phát huy sắc thái văn hóa làng.

Sau một hồi bàn bạc, Hội đồng làng thống nhất cao và giao luôn nhiệm vụ cho Chi đoàn phụ trách. Thế là từ đó, trước mỗi ngõ xóm của làng tôi, có những cái biển tên rất duyên dáng, cái được đắp nổi trang trí hoa văn, cái được chạm lên thanh gỗ lũa, cái được khắc lên phiến đá lấy nhỏ lấy từ ngọn núi đầu làng. Những cái tên cũng thật hay và thật thân thuộc: Ngõ Hòa Bình, Ngõ Đoàn Kết, Ngõ Cây Gạo, Ngõ Bến Nước...

Nguyên Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]