(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh, trong khi nhiều doanh nghiệp nói chung hoạt động cầm chừng, đời sống công nhân không đảm bảo thì 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định thu nhập cho người lao động với thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng/ người/tháng.

Việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch: Ly nông bất ly hương - chuyện chưa bao giờ cũ...

Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh, trong khi nhiều doanh nghiệp nói chung hoạt động cầm chừng, đời sống công nhân không đảm bảo thì 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định thu nhập cho người lao động với thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng/ người/tháng.

Việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch: Ly nông bất ly hương - chuyện chưa bao giờ cũ...Công ty TNHH giày Kim Việt đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 1.000 lao động trong năm 2021.

Vấn đề căn cơ...

Trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, Như Thanh là một trong những huyện miền núi có số lao động trở về lớn, với hơn 10.000 người, trong đó hơn 7.000 lao động ở các tỉnh, thành phố phía Nam (tính đến ngày 7-10-2021). Đến ngày 25-10, gần 3.000 lao động về từ các tỉnh phía Bắc đã quay trở lại nơi làm việc cũ.

Như Thanh hạn chế về điều kiện để phát triển các khu công nghiệp, chính vì vậy cơ hội cho người lao động có việc làm tại địa phương không nhiều. Trên địa bàn huyện hiện có Công ty TNHH giày Akalia Việt Nam, thu hút hơn 5.000 lao động, trong đó 80% là người Như Thanh. Tuy nhiên, cũng chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của lực lượng lao động lớn tại địa phương. Vì vậy, việc người lao động phải đi làm ăn xa cũng là nhu cầu tất yếu.

Thời gian qua, cùng với các chương trình, dự án của Nhà nước hỗ trợ đầu tư, huyện Như Thanh cũng đã ban hành các đề án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, qua đó giúp người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập.

Với bài toán ly nông không ly hương, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh, cho rằng: “Không phải đến khi người dân về quê với số lượng lớn, huyện mới nghĩ đến bài toán này. Giải quyết việc làm cho người dân là vấn đề lâu dài chứ không phải nói là làm ngay được. Vì vậy, huyện đã ban hành phương án trước mắt và dài hạn. Tới đây huyện sẽ tổ chức tư vấn việc làm theo hướng mời các doanh nghiệp về từng xã tư vấn cho bà con”.

Mới đây, huyện Như Thanh ban hành 2 đề án trên lĩnh vực nông nghiệp, đó là đề án về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đề án về phát triển sản phẩm OCOP. Huyện cũng sắp hoàn thành đề án nâng cao chất lượng dạy nghề cho người lao động, chú trọng lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp, trọng tâm là dạy nghề may phục vụ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và đón đầu du lịch. “Huyện cũng xác định, tới đây, khi Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) đầu tư dự án Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp Bến En, thì dự kiến đến năm 2024 thị trường lao động du lịch trên địa bàn huyện sẽ cần khoảng 3.000 người và cần kinh phí khoảng 20 tỷ đồng để đào tạo nghề cho số lao động này. Hy vọng, với dự án này, Như Thanh sẽ trở thành trọng điểm du lịch, bà con Nhân dân sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm và không phải vất vả ly hương nữa”, bà Lê Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Thanh chia sẻ.

Còn theo ông Lê Kim Chất, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Triệu Sơn: “Ly nông bất ly hương là một trong những xu hướng phát triển công nghiệp. Triệu Sơn đã thấm điều này từ lâu. Mới đây, trong buổi làm việc với huyện, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đã nhấn mạnh về vấn đề này rằng, trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp phải tính toán ngay đến chuyện khi đỡ dịch, khi hết dịch, người lao động sẽ làm gì?”.

Vậy nên, giải quyết việc làm nhất thiết phải tìm ra giải pháp dài hơi hơn. Theo kế hoạch, trong năm nay, huyện Triệu Sơn về đích nông thôn mới. Vấn đề quan tâm số một mà huyện đặt ra vẫn là lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của Nhân dân. Theo đó, phải tổ chức được cơ sở sản xuất mang tính quy mô lớn, bền vững và có định hướng thu nhập cao cho người lao động. Ông Lê Kim Chất cho rằng: “Trên cơ sở các tuyến đường giao thông mở ra, Triệu Sơn đang đề nghị tỉnh quy hoạch tiếp những khu, cụm công nghiệp trên cơ sở sắp xếp cân đối, hài hòa giữa các vùng trên địa bàn huyện để giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. Ngoài ra, trong nông nghiệp, tiếp tục thoát ly nông nghiệp truyền thống, hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao”...

Không có chính sách, môi trường tốt thì không thể thu hút lao động

Lao động hồi hương đông, đồng nghĩa với nhiều vấn đề xã hội vừa cấp thiết vừa lâu dài cần được các cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng quan tâm, phối hợp giải quyết. Phương án số 198/PA-UBND của UBND tỉnh về việc đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly, đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người lao động trở về từ vùng dịch ổn định cuộc sống tại địa phương, chủ động tiếp cận với các thông tin về thị trường lao động để lựa chọn cho mình một việc làm phù hợp, với phương châm “ly nông bất ly hương”. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm mới; tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, phục hồi và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thu hút lao động trở về từ vùng dịch vào làm việc...

Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động tỉnh, trong khi nhiều doanh nghiệp nói chung hoạt động cầm chừng, đời sống công nhân không đảm bảo thì 35 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định thu nhập cho người lao động với thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng/ người/tháng. Tuy nhiên, theo ông Võ Mạnh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh: “Đời sống của công nhân lao động trong các doanh nghiệp FDI có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, một là thu nhập, hai là xây dựng các khu nhà ở cho công nhân. Khi công nhân được làm việc, được phát triển ở ngay quê nhà là rất tốt nhưng mặt bằng thu nhập vẫn còn thấp. Liên đoàn Lao động tỉnh đã có làm việc, đề nghị rất nhiều lần với doanh nghiệp nhưng vấn đề này chưa có nhiều cải thiện".

Để lao động “ly nông bất ly hương”, ông Nguyễn Văn Thát, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho rằng: “Hiện Thanh Hóa với mức độ phát triển nông nghiệp còn hạn chế, tích tụ đất đai khó khăn, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, chính là nguyên nhân khiến người lao động phải đi đến địa phương khác làm ăn. Không có chính sách, môi trường tốt, thì khó thu hút lao động. Khi thu nhập ổn định, chắc chắn sẽ giữ chân được lao động. Nếu chỉ bằng khẩu hiệu tình cảm quê hương thì chuyện ly nông bất ly hương khó thành”...

Bài và ảnh: Anh Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]