(vhds.baothanhhoa.vn) - Không gian mạng rộng lớn chứa đựng kho tàng tri thức khổng lồ đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí cho mọi đối tượng trong đó có trẻ em, tuy nhiên, nó đồng thời cũng ẩn chứa nhiều thông tin xấu độc, nhiều cạm bẫy và nguy cơ đối với trẻ em. Chính vì vậy, làm thế nào để mạng internet trở thành công cụ học tập, giải trí tích cực đối với trẻ em đang là thách thức lớn không chỉ với các bậc phụ huynh, mà còn của cả xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo vệ trẻ em trong thời công nghệ số

Không gian mạng rộng lớn chứa đựng kho tàng tri thức khổng lồ đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí cho mọi đối tượng trong đó có trẻ em, tuy nhiên, nó đồng thời cũng ẩn chứa nhiều thông tin xấu độc, nhiều cạm bẫy và nguy cơ đối với trẻ em. Chính vì vậy, làm thế nào để mạng internet trở thành công cụ học tập, giải trí tích cực đối với trẻ em đang là thách thức lớn không chỉ với các bậc phụ huynh, mà còn của cả xã hội.

Học sinh Trường THCS Phú Lộc được tăng cường lao động để rèn luyện kỹ năng sống.

Khoảng 20h30 ngày 21/11, bé trai (8 tuổi, ngụ tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) ngồi xem tivi tại phòng khách cùng gia đình, sau đó bé vào nhà vệ sinh để đi tắm. Tuy nhiên, sau 30 phút chưa thấy bé ra ngoài, gia đình phá cửa xông vào thì phát hiện bé trong tình trạng dùng áo đang mặc để treo cơ thể lơ lửng sát tường, cổ áo móc trên móc treo quần áo trong nhà vệ sinh. Cháu bé được xác định đã tử vong trước khi gia đình đưa đi cấp cứu. Gia đình nạn nhận cho biết, cháu bé không có bệnh tật gì nhưng thường ngày rất hiếu động, khi chơi đùa thích móc áo quần đang mặc trên người vào cành cây để treo lủng lẳng.

Theo cơ quan công an, cái chết của bé trai này giống một bé gái 5 tuổi ở TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, bé gái đã xem và làm theo video hướng dẫn của trò chơi thắt cổ nhưng vẫn thở được trên mạng xã hội.

Cộng đồng mạng từ lâu đã dậy sóng khi trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video mang tên "Thử thách Momo", có nội dung độc hại, thậm chí hướng dẫn trẻ em tự sát.

Thực tế, thông qua nhiều hình thức, đã có không ít đối tượng xấu dụ dỗ trẻ em tham gia những trang mạng xã hội, nhóm chat ảo, ban đầu là chia sẻ việc học hành, sở thích, cùng nhau tâm sự những buồn vui trong cuộc sống rồi dần dần trao đổi về vấn đề giới tính, cơ thể, tình dục, dụ dỗ các em xem phim khiêu dâm, gạ gẫm các em tạo dáng phơi bày những bộ phận cơ thể để quay clip sex... Không ít trẻ đã mất cảnh giác khi tưởng đây là nhóm kín của những người cùng giới, nên đã thoải mái cung cấp thông tin, hình ảnh cá nhân… Việc này rất nguy hiểm nếu như hình ảnh nhạy cảm của trẻ bị kẻ xấu đưa lên, chia sẻ trên MXH.

Ngoài ra, trên môi trường inernet còn có rất nhiều trang web đen, độc hại tràn ngập xu hướng bạo lực hoặc hướng dẫn tìm hiểu các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, mại dâm)... Nếu trẻ em sử dụng mạng xã hội thiếu sự hướng dẫn, kiểm soát của người lớn sẽ rất dễ truy cập vào các trang web đen, độc hại này. Thậm chí, có người tin và làm theo hướng dẫn của các trang mạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.

Chia sẻ về tác hại của việc trẻ em sử dụng mạng Internet không só sự định hướng, kiểm soát của người lớn, Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hoà, Giảng viên khoa Tâm lý, Trường Đại học Hồng Đức chia sẻ: Thực tế đã có rất nhiều câu chuyện đau lòng từ việc trẻ bắt chước 1 cách bộc phát, thiếu hiểu biết từ các clip như thắt cổ tự tử, sử dụng ma tuý, dưới góc độ của những người nghiên cứu về tâm lý thì chúng tôi thấy rằng nó vô cùng độc hại trong quá trình phát triển tâm lý và nhân cách của trẻ.

Theo Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hoà, cha mẹ nên hướng dẫn con không kết bạn, không giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội; không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại của mình và người thân, không thực hiện theo yêu cầu của người lạ quen qua mạng; từ chối hò hẹn với những người quen trên mạng, dù là người cùng giới. Đặc biệt, không được cho người khác biết vị trí đang ở một mình, không nên để lộ tâm trạng cô đơn, buồn chán... để đối tượng xấu lợi dụng dụ dỗ.

Đối với nhà trường, để bảo vệ trẻ em tránh xa khỏi những cám dỗ trên mạng xã hội, thầy giáo Nguyễn Văn Thảo, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Lộc (Hậu Lộc) cho biết: Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, chủ điểm khác nhau như: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống bạo lực học đường, các chương trình phát thanh, đoàn thanh niên tư vấn tâm lý cho học sinh… để thu hút sự tham gia của học sinh, cung cấp các kiến thức bổ ích cho học sinh đồng thời yêu cầu cha mẹ học sinh phối hợp để quản lý học sinh trong việc sử dụng điện thoại. Nhà trường cũng yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại thông minh vào mục đích khác mà chỉ sử dụng phục vụ cho việc học tập… Nhà trường cũng thường xuyên huy động các em học sinh tham gia lao động, dọn vệ sinh trường lớp để rèn luyện cho các em tinh thần yêu lao động…

Thích công nghệ và thích khám phá những điều mới mẻ từ công nghệ là đặc tính của trẻ em, tuy nhiên, các em vẫn chưa thể tự bảo vệ mình trước thủ đoạn của những kẻ xấu trên không gian mạng. Trong khi, rất nhiều gia đình lại chưa biết cách, hoặc xem nhẹ việc bảo vệ con em mình trên môi trường mạng nên rất dễ dẫn đến việc các em có nguy cơ bị xâm hại từ môi trường này. Do đó, bên cạnh những biện pháp quản lý thông tin xấu độc trên mạng từ phía cơ quan chức năng, thì các bậc phụ huynh và nhà trường cần phải thực sự quan tâm đến việc quản lý, giáo dục và có những định hướng về kỹ năng sử dụng internet an toàn, hiệu quả nhằm trang bị cho các em những kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ mình.

Phụ huynh có trẻ nhỏ có thể loại bỏ YouTube khỏi điện thoại, Tivi, máy chơi game, iPad... hoặc giám sát kỹ con em của mình khi tham gia mạng xã hội và sử dụng Internet, hoặc chỉ cho trẻ sử dụng kênh truyền hình dành cho thiếu nhi.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]