(vhds.baothanhhoa.vn) - Bạo lực đang là thủ phạm chính giết chết hạnh phúc gia đình. Ngăn chặn bạo lực gia đình là con đường ngắn nhất giữ gìn mái ấm hạnh phúc. Cùng nghe chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chấm dứt bạo lực, giữ yên hạnh phúc gia đình

Bạo lực đang là thủ phạm chính giết chết hạnh phúc gia đình. Ngăn chặn bạo lực gia đình là con đường ngắn nhất giữ gìn mái ấm hạnh phúc. Cùng nghe chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Người phụ nữ phải tự thay đổi tư duy

Giảng viên Lê Thị Hợi - Khoa Khoa học xã hội, Trường ĐH Hồng Đức

Bạo lực gia đình không chỉ tác động tiêu cực đến đối tượng chính mà còn ảnh hưởng không nhỏ về mặt tâm lý, tính cách đối với các thành viên còn lại trong gia đình. Trong đó có 3 đối tượng dễ bị tác động nhất đó là: trẻ em, người già, phụ nữ.

Trong gia đình mỗi cá nhân phải thực sự hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Do đó, bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình như: Tư tưởng trọng nam khinh nữ, định kiến về giới là một trong những tư duy khó thay đổi nhất của người Việt thì các yếu tố xã hội khác như: say rượu, không tìm được tiếng nói chung, các thành viên ít quan tâm, chia sẻ... cũng khiến cho bạo lực gia đình gia tăng.

Trong đó, người phụ nữ là đối tượng chính của bạo lực gia đình phải tựthay đổi tư duy, xác định được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, độc lập trong tư tưởng, không bị phụ thuộc về kinh tế... Tuy nhiên, để thay đổi được quan điểm, nhận thức về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình thì phải đẩy mạnh truyền thông cho cả 2 giới phụ nữ và nam giới. Khi xảy ra bạo lực gia đình, thì những thành viên còn lại cũng cần thể hiện rõ quan điểm, tìm kiếm sự giúp đỡ, tránh tình trạng bỏ mặc, chịu đựng. Ngoài ra, ở những nơi xảy ra bạo lực gia đình, vai trò của chính quyền địa phương, các tổ hòa giải cơ sở cũng rất quan trọng.

Bạo lực gia đình là bạo lực xã hội

Giảng viên Phạm Thị Thu Hòa, Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường ĐH Hồng Đức

Hiện nay, bạo lực gia đình đang diễn biến nghiêm trọng với nhiều dạng thức khó kiểm soát.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với tâm, sinh lý của trẻ em. Đặc biệt các trẻ em trong tuổi vị thành niên từ 12-16 tuổi.

Ở lứa tuổi này, đứa trẻ đang đứng ở ngã ba đường trong việc lựa chọn cách sống, cách hành xử. Chứng kiến gia đình bạo lực, đứa trẻ sẽ có xu hướng chán nản, mệt mỏi, không muốn học tập, không muốn giao tiếp, thậm chí, đứa trẻ có thể hấp thụ và sử dụng hành vi khuôn mẫu để cư xử, hoặc khó kiểm soát hành vi, rối nhiễu tâm lý... Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn bạo lực học đường.

Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên trong gia đình.

Cũng phải nhìn nhận thực tế, hệ thống giám sát, bảo vệ trẻ em hoạt động chưa hiệu quả, thiếu nhân lực; việc phát hiện, tố giác tội phạm không kịp thời, quy trình tiếp nhận và bảo mật thông tin, bảo vệ nhân chứng trong các vụ việc liên quan đến trẻ em cũng chưa được quy định cụ thể... Mặc dù Luật Trẻ em đã được ban hành, nhưng vẫn chưa bảo vệ tốt được trẻ em bởi thiếu quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt chưa mạnh tay.

Để bảo vệ trẻ em trước bạo lực gia đình phải bắt đầu từ chính gia đình, chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo những cách có lợi cho sự phát triển và tiềm năng của trẻ em. Bên cạnh đó, trẻ em cũng cần được giáo dục kỹ năng sống để biết cách tự bảo vệ mình khỏi bạo lực.

Hãy để trẻ em lên tiếng

Ông Nguyễn Ngọc Thụ - Trưởng phòng Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa

Trong những năm qua, Thanh Hóa luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo số liệu thống kê tổng số trẻ em của tỉnh là 890.976 em, chiếm gần 25% dân số toàn tỉnh, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt vẫn còn cao, trong năm 2018 toàn tỉnh có 5 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục, vẫn còn tồn tại tình trạng trẻ bị bạo hành, bị tai nạn thương tích, điều kiệntiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và các hoạt động xã hội cho trẻ em còn hạn chế...

Để trẻ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh thì gia đình phải là nền tảng để các em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Nhóm P.V


Nhóm P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]