(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bước vào lớp 1, trẻ sẽ phải chuyển từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập nghiêm túc, có kỷ luật, với rất nhiều điều mới lạ, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí cảm thấy sợ hãi... Chính vì vậy cha mẹ không nên ép trẻ học trước chương trình, tránh gây áp lực đối với trẻ khiến trẻ nghĩ việc vào lớp 1 là điều gì đó rất đáng sợ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1

(VH&ĐS) Bước vào lớp 1, trẻ sẽ phải chuyển từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập nghiêm túc, có kỷ luật, với rất nhiều điều mới lạ, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí cảm thấy sợ hãi... Chính vì vậy cha mẹ không nên ép trẻ học trước chương trình, tránh gây áp lực đối với trẻ khiến trẻ nghĩ việc vào lớp 1 là điều gì đó rất đáng sợ.

Tình trạng nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng trước sự thay đổi về môi trường, phương pháp học tập khi con bước vào lớp 1 đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, từ đánh vần, tập viết, làm toán... theo sách giáo khoa lớp 1. Thậm chí, bắt con học cả các tài liệu tham khảo, nâng cao... Đây là một việc làm sai phương pháp và hoàn toàn bất lợi cho con.

Chị Lê Thị Hoa ở phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa chia sẻ: Con gái tôi sắp tới sẽ bước vào lớp 1, cháu vốn dụt dè, nhút nhát nên tôi rất lo lắng, sợ cháu không bắt kịp các bạn, không theo kịp chương trình học... tôi đã phải tìm cô giáo nhờ cô dạy cháu học.

Cô giáo Doãn Thị Cúc, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Bắc Ga (T.P Thanh Hóa) cho biết: Có những bậc phụ huynh lo lắng thái quá đã cho con đi học trước chương trình là việc làm không cần thiết, thậm chí có thể gây ra những hậu quả không tốt cho trẻ. Phụ huynh nên biết rằng, các con sẽ rất nhàm chán, mất hứng thú, chủ quan, không tập trung ngay từ đầu khi các con phải học những bài học đầu tiên mà không có gì mới mẻ, thích thú. Đấy là điều tối kị. Thay vào đó, phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi thoải mái, có thể cho các con đi tham quan trường tiểu học, giới thiệu một số hoạt động ở nhà trường để chuẩn bị cho các con tâm lý thoải mái, khơi dậysự háo hức, vui vẻ và mong muốn được đến trường của các con.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ bước vào lớp 1, cha mẹ không nên quá vội vàng.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi được trò chuyện cùng người thân về những điều mới mẻ sắp tới sẽ trải qua, các con sẽ có tâm lý thoải mái, tự tin, không bỡ ngỡ khi đến trường và hòa nhập rất nhanh. Bên cạnh việc chuẩn bị cho trẻ tâm lý sẵn sàng, háo hức vào lớp 1, phụ huynh cũng cần quan tâm rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng cơ bản, như: Tự giới thiệu về bản thân, xếp hàng khi vào lớp, biết lắng nghe, giữ trật tự trong lớp, giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc ra ngoài, lễ phép chào hỏi thầy cô, tôn trọng bạn bè... cùng những kỹ năng tự phục vụ, như: chuẩn bị quần áo, sách vở, sắp xếp đồ dùng học tập, tự đi vệ sinh khi cần...

Bên cạnh việc tạo cho trẻ tâm lý thoải mái,phụ huynh có thểgiúp con làm quen với chữ cái và các con số, dạy trẻ cách cầm bút viết, ngồi đúng tư thế qua các hoạt động đơn giản như tô màu, vẽ tranh... Những hoạt động này sẽ giúp trẻ gia tăng sự tập trung chú ý khi bước vào những giờ học chính thức.

Bước vào lớp 1, có nghĩa là trẻ phải chuyển từ môi trường vui chơi sang môi trường học tập nghiêm túc, có kỷ luật, với rất nhiều điều mới lạ, khiến các em không khỏi bỡ ngỡ, thậm chí cảm thấy lạc lõng, sợ hãi... chính vì vậy đây là giai đoạn cần sự hỗ trợ từ thầy cô và gia đình.

Một môi trường giáo dục khơi gợi hứng thú học tập, làm quen với nền nếp, học cách tư duy... là những điều trẻ cần chứ không phải là tập trung nhồi nhét kiến thức. Chính vì vậy các phụ huynh nên sáng suốt lựa chọn cho con môi trường và phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ vừa học, vừa chơi, có như vậy trẻ mới không bị áp lực, học tập sẽ hiệu quả hơn.

Hầu hết những thành công hay thất bại ở lớp 1 sẽ là những dấu ấn sâu đậm theo trẻ suốt cả đời người, thậm chí quyết định tính cách của trẻ, chính vì vậy cha mẹ hãy là những người thông thái, biết điều gì là tốt nhất cho con, đừng để các em phải gặp khó khăn, thất bại ngay trong những bài học đầu tiên.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]