(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm học mới vừa bắt đầu cũng là lúc nhiều câu hỏi đặt ra. Năm học này sẽ như thế nào, “bệnh cũ” có tái phát, “bệnh mới” có nảy sinh hay không? Đó là yêu cầu chính đáng, cũng rất cần có câu trả lời xác đáng, bởi nhiều phụ huynh đã quá mệt mỏi với những nỗi lo đầu năm học có căn nguyên từ tình trạng lạm thu.

Chung tay đẩy lùi “căn bệnh” lạm thu

Năm học mới vừa bắt đầu cũng là lúc nhiều câu hỏi đặt ra. Năm học này sẽ như thế nào, “bệnh cũ” có tái phát, “bệnh mới” có nảy sinh hay không? Đó là yêu cầu chính đáng, cũng rất cần có câu trả lời xác đáng, bởi nhiều phụ huynh đã quá mệt mỏi với những nỗi lo đầu năm học có căn nguyên từ tình trạng lạm thu.

Chung tay đẩy lùi “căn bệnh” lạm thu

Việc lạm thu xuất phát từ việc mong muốn có một nguồn quỹ để nhà trường thực hiện các chi phí không chính thức mà ngân sách không thể đáp ứng được, nên đã đề xuất, mượn danh nghĩa các ban đại diện phụ huynh học sinh làm hộ. Thế nhưng lạm thu nhiều khi lại xuất phát từ chính phụ huynh học sinh với lập luận có quỹ trường, quỹ lớp sẽ tăng thêm sự gắn kết, sự quan tâm của nhà trường và giáo viên với con em mình.

Tất nhiên không phải ai cũng muốn điều đó, nhưng bởi một bộ phận phụ huynh có điều kiện đã đưa ra những yêu cầu không chính đáng này và mạnh tay thực hiện. Dù chỉ là một bộ phận, nhưng trong một môi trường đặc biệt, nhiều phụ huynh khác vì sự tế nhị đã không lên tiếng, dẫn đến thụ động làm theo, tiếp tay cho điều phi lý trở thành “chân lý” trong một phạm vi hay thời điểm nhất định.

Cách đây ít ngày thông tin gây bức xúc trên báo chí khi một nhóm phụ huynh ở TP Vinh đã đề xuất các phụ huynh trong lớp mỗi người nộp 300.000 đồng để làm việc với ban giám hiệu nhà trường đổi giáo viên chủ nhiệm mà họ cho rằng sẽ tốt hơn. Những yêu cầu như thế hoặc tương tự đã xuất hiện ở những năm học trước, ở nhiều nơi khác, cả công khai, cả diễn biến âm thầm, nhưng tựu chung đều để lại tâm lý lo lắng, hoang mang, cuối cùng là mất niềm tin, mất tình cảm, đồng thời cũng gây mất uy tín cho giáo viên và cả ban giám hiệu. Nghiêm trọng hơn còn làm đảo lộn nhiều giá trị trong trường học. Cơ quan quản lý giáo dục ở nhiều địa phương đã đưa ra những biện pháp chấn chỉnh, tuy nhiên chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề mà một số phụ huynh có điều kiện đang xem như một thứ quyền lựa chọn chính đáng.

Năm học 2022 - 2023 bắt đầu bằng việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương chấn hưng văn hóa học đường, xốc lại những vấn đề trong nếp sống trường học được xem là những “mắt xích yếu” hiện nay, để tạo ra một môi trường giáo dục chính quy và nhân văn hơn. Trong đó việc chấn chỉnh các biểu hiện lệch lạc, gồm cả các hình thức núp bóng lạm thu cũng được đề cập đến và có sự chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn. Những tín hiệu tích cực ấy bước đầu đem đến cho phụ huynh học sinh và xã hội niềm tin rằng, những xấu xí của học đường sẽ được chế ngự và từng bước đẩy lùi. Tuy nhiên đó mới là quyết tâm từ một phía.

Để “căn bệnh” lạm thu và những vết ố khác trong trường học thực sự được giải quyết, thì phải có sự vào cuộc của phụ huynh học sinh. Phụ huynh không nên bày tỏ sự bức xúc, nhưng rồi lại thu mình lại hoặc thụ động tiếp tay cho tệ nạn. Thay cho điều đó, hãy lên tiếng thực sự đấu tranh với nạn lạm thu, không vì bất cứ lý do nào mà nhân nhượng. Cơ quan quản lý giáo dục dù đưa ra được những chủ trương, biện pháp mạnh mẽ, nhưng hiệu quả cũng khó như ý muốn nếu thiếu đi sự chung tay của phụ huynh học sinh.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]