(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Là một tỉnh nghèo, điều kiện sống và học tập ở các huyện miền núi Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, song thời gian qua, ngành GD&ĐT khu vực miền núi đã có quyết tâm cao với nhiều cách làm sáng tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi và đạt được những kết quả nổi bật đáng tự hào.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến chất lượng giáo dục các huyện miền núi

(VH&ĐS) Là một tỉnh nghèo, điều kiện sống và học tập ở các huyện miền núi Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, song thời gian qua, ngành GD&ĐT khu vực miền núi đã có quyết tâm cao với nhiều cách làm sáng tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp dần khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi và đạt được những kết quả nổi bật đáng tự hào.

Sau 3 năm thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2020”, tất cả các mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án, chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, học sinh miền núi của Chính phủ đều được ngành GD&ĐT và các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn triển khai, thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả. Từ xuất phát điểm yếu kém, đến nay chất lượng giáo dục các huyện miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp các cấp học, thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng cao, số lượng các trường đạt chuẩn quốc gia tăng lên đáng kể, tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi được tăng lên (THCS tăng 2,89%; THPT tăng 4,82%) so với năm học trước. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp được nâng lên về số lượng và chất lượng giải, từ chỗ chưa có giải quốc gia về các môn văn hóa THPT, đến nay đã có 6 học sinh đạt giải quốc gia môn văn hóa và các giải khác; số học sinh giỏi cấp tỉnh được tăng lên từ 3-7 giải nhất mỗi năm; tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ tăng lên, số HS đạt điểm cao từ 27 điểm trở lên được duy trì... 100% trường dân tộc nội trú đều đã tổ chức học 2 buổi/ ngày; góp phần hạn chế tối đa số học sinh bỏ học.

Tại huyện Ngọc Lặc, năm học 2015 - 2016 kết thúc với nhiều chuyển biến tích cực, nhiều cuộc thi do ngành tổ chức đã đạt nhiều giải và có giải cao như: Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Casio cấp tỉnh xếp thứ Nhất các huyện miền núi và thứ 10 toàn tỉnh. HS của TTGDTX đạt giải Ba Quốc gia; thi HSG văn hóa lớp 9 xếp thứ 3 các huyện miền núi, trong đó có 1 giải Nhất. Có 7 em đậu Trường THPT Chuyên Lam Sơn với điểm số cao; tham gia HKPĐ cấp tỉnh và Quốc gia có nhiều em đạt giải, được tỉnh trao cờ xuất sắc đơn vị tổ chức ở cơ sở. Ngọc Lặc tham gia HKPĐ cấp tỉnh đạt 75 giải, xếp thứ 3 toàn tỉnh, thứ 2 so với 11 huyện miền núi;...

Bà Phạm Thị Ngân - Trưởng Phòng GD&ĐT Ngọc Lặc cho biết: Phòng đã chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch, tham mưu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho phù hợp với thực tế của huyện; sắp xếp, luân chuyển giáo viên hợp lý; đổi mới cách kiểm tra đánh giá chất lượng GV, HS; tổ chức cho các trường được học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong huyện và các trường trong tỉnh; đổi mới công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên khích lệ nâng cao chất lượng giáo dục...

Qua phong trào “Tiếng trống khuyến học” do Hội Khuyến học phát động, việc kiểm tra học tập ở nhà của HS THCS, kiểm tra góc học tập đến việc học, bàn học, sách vở, đồ dùng học tập được chú trọng. Qua đó phụ huynh ý thức hơn, quan tâm hơn trong việc tạo điều kiện cho HS tự học.

Phong trào “Chia khó vùng cao” do Công đoàn ngành GD phát động, không chỉ chia sẻ về vật chất mà nhiều trường đã kết nghĩa với nhau để trao đổi về chuyên môn, giúp đỡ nhau để nâng cao chất lượng.

Trường THCS Phạm Văn Hinh, Thạch Thành.

Đối với ngành GD huyện Thạch Thành, nhờ thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới và chỉ đạo quyết liệt việc kiểm tra đánh giá, tổ chức thi nghiêm túc, tạo sự công bằng, công khai. Năm học 2015 - 2016, huyện Thạch Thành có 49 em đạt giải HS giỏi văn hóa lớp 9 (tăng 14 giải so với năm học trước), xếp thứ 9 toàn tỉnh, giữ vững vị trí dẫn đầu 11 huyện miền núi, trên 8 huyện miền xuôi; 98 HS giỏi văn hóa cấp tỉnh các trường THPT; trong kỳ thi THPT quốc gia Thạch Thành có 3/7 HS của 11 huyện miền núi đạt 27 điểm trở lên... Huyện Thạch Thành cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu khu vực miền núi về xây dựng trường chuẩn quốc gia với 45,4% trường đạt chuẩn.

Trường THCS Phạm Văn Hinh là một trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Thạch Thành. Hàng năm, tỷ lệ HS có học lực khá, giỏi của nhà trường đạt trên 75%, năm học 2015-2016, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen và Chủ tịch UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Chất lượng giáo dục ở các huyện miền núi khác của tỉnh như: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước... cũng được đánh giá có nhiều bước tiến vượt bật, điều này thể hiện sự quan tâm của chính quyền và nhân dân địa phương đối với GD.

Để kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực miền núi phát triển cần nguồn nhân lực tương xứng. Thực tiễn này đòi hỏi trách nhiệm, sự chung tay của toàn xã hội về những đổi mới trong sự nghiệp "trồng người". Có như vậy các huyện miền núi mới tiếp tục nâng cao được chất lượng GD&ĐT, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định tương lai đất nước.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]