(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trường Phổ thông Cao Sơn nằm trên đỉnh Pù Luông, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước. Điều hết sức đặc biệt là từ khi thành lập đến nay, trường chưa từng có giáo viên nữ, chưa từng tổ chức kỷ niệm ngày 20/10 hay 8/3. Chỉ có 14 thầy giáo với nhau.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện về ngôi trường chưa từng có... giáo viên nữ

(VH&ĐS) Trường Phổ thông Cao Sơn nằm trên đỉnh Pù Luông, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước. Điều hết sức đặc biệt là từ khi thành lập đến nay, trường chưa từng có giáo viên nữ, chưa từng tổ chức kỷ niệm ngày 20/10 hay 8/3. Chỉ có 14 thầy giáo với nhau.

Sau khi vượt qua 5 km cung đường đèo Phà Hé khó khăn, chúng tôi đã lên đỉnh của dãy núi Cao Sơnnơi có bản Son Bá Mười vào một buổi chiều thu với độ cao gần 1.000m, khí hậu ở đây có sự khác biệt rõ rệt so với dưới chân núi. Càng lên cao càng cảm nhận được vị lạnh của núi rừng. Tuy mới 5h chiều, khi ở dưới xuôi vẫn còn nắng nóng lúc thu về, thì ở đây trời đã ngả tối, mây theo gió che ngang đỉnh núi, trời trở lạnh. Những bản làng trên đỉnh núi hiện ra đơn sơ, bao quanh là những đồi trúc xanh mượt mà sâu thẳm, chạy dài nối tiếp nhau, nơi đây quả đúng với tên gọi “Sapa trong lòng xứ Thanh”.

Đi qua những đoạn đường núi để vào bản chúng tôi bắt gặp những em nhỏ người Thái khoác trên mình bộ đồ dân tộc đầy màu sắc, trên lưng là chiếc cặp nhỏ. Nhìn những ánh mắt ngây thơ, nụ cười hồn nhiên của các em tôi không thể nào quên.

Trường Phổ thông Cao Sơn nhỏ bé nằm bên sườn núi, ngay khi đặt chân vào sân trường trong đầu tôi đã đặt ra một câu hỏi: “Tại sao lại là trường phổ thông mà không phải là trường tiểu học, hay trung học cơ sở”. Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy Trịnh Công Định - Hiệu trưởng của trường giải thích: “Trường Phổ thông Cao Sơn được thành lập ngày 1-8-2008 với mục đích giảng dạy cho các em học sinh trong ba bản Son, Bá, Mười. Vì điều kiện khó khăn, phải băng qua núi cao, rừng rậm nên các em không thể xuống dưới trung tâm xã để học. Chương trình giáo dục từ lớp 1 đến lớp 9. Vì vậy chúng tôi đặt tên là Trường Phổ thông Cao Sơn để không bị nhầm với các trường ở dưới trung tâm xã Lũng Cao”.

Nơi đây, chưa từng có 20/10 hay 8/3, học sinh chưa từng gặp cô giáo.

Trong năm học 2017 - 2018, trường có 14 cán bộ, giáo viên và 106 học sinh rải đều ở các khối lớp. Chia sẻ với chúng tôi, thầy Định tự hào nói: “Mặc dù điều kiện dạy học còn thiếu thốn, các em còn nhiều thiệt thòi nhưng hầu như con em trong ba bản Son, Bá, Mười vẫn đến trường đầy đủ, không có tình trạng nghỉ học”. Nghe thầy chia sẻ chúng tôi cũng vui mừng, vì các em vẫn đến trường học con chữ để thoát cái nghèo.

Bên bếp lửa sưởi ấm lúc thu về, các thầy vui vẻ kể chuyện: “Chúng tôi chia nhau sang chợ Hòa Bình để mua thực phẩm, vào tháng trời mưa liên miên không thể đi được đành ăn cá khô và trứng”. Bác Hà Tô Lịch - một cán bộ có thâm niên lâu nhất tại trường vui vẻ kể: “Khi đường đèo Phà Hé dẫn lên trường chưa làm, các thầy phải gửi xe dưới chân núi ở trung tâm xã Lũng Cao, đeo cặp, chống gậy để vượt núi lên trường hoặc vượt đường núi theo đường Hòa Bình để đi dạy”.

Trước năm 2014, để lên được trường Cao Sơn các thầy phải gửi xe máy ở nhà người quen dưới chân dãy núi Cao Sơn, sau đó các thầy phải băng rừng trèo núi mất nửa ngày trời để lên đỉnh Cao Sơn cao gần 1.000 m. Cuối tuần, các thầy lại băng rừng trượt núi quay xuống chân dãy Cao Sơn để lấy xe máy về. Điệp khúc “Gửi xe, leo núi, băng rừng” nối tiếp nhau qua các năm. Do địa hình khó khăn, khí hậu rét buốt lạnh giá vào mùa đông nên Trường Cao Sơn không có giáo viên nữ lên giảng dạy.

Năm 2014, được sự ủng hộ của tỉnh, con đường núi 5km dẫn lên bản Son Bá Mười được làm để hỗ trợ người dân đi lại. Nhưng do địa hình dốc núi cao, trơn trượt vào mùa mưa, giao thông đi lại khó khăn nên Trường Phổ thông Cao Sơn đến nay vẫn chưa có giáo viên nữ đến giảng dạy. Các thầy tâm sự với chúng tôi rằng: “Dốc cao thăm thẳm nên mỗi tháng chúng tôi phải thay má phanh, thay dầu cho xe lên đến hai lần. Không có sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp nữ các thầy vẫn ổn định bộ môn, nhưng đó lại là thiệt thòi của các em học sinh. Khi các em viết văn miêu tả về cô giáo thường khó hơn khi viết về thầy giáo, những ngày lễ thì công tác đoàn cũng không được vui vẻ và ít khi tổ chức được cho các em”.

Nghe tâm sự thật lòng từ các thầy trong đầu tôi có nhiều suy nghĩ, nếu có giáo viên nữ có thể các em sẽ biết chia sẻ nhiều hơn, cởi mở và lạc quan hơn với thế giới xung quanh. Thầy Hiệu trưởng cũng cho biết thêm: “Trường hiện chỉ có sáu giáo viên dạy cấp trung học cơ sở, trong đó có bốn giáo viên môn văn hóa và hai giáo viên đặc thù. Do thiếu người dạy, có thầy phải dạy cùng lúc bốn lớp”.

Lô Giang - Tô Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]