(vhds.baothanhhoa.vn) - Bảy huyện nghèo vùng núi tỉnh Thanh Hóa theo thống kê có tới cả nghìn điểm trường lẻ còn vô vàn những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất,... nếu không có tình yêu nghề, nghị lực phi thường của các thầy cô cắm bản thì hẳn không thể vượt qua!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gian nan nghiệp gieo chữ vùng cao

Bảy huyện nghèo vùng núi tỉnh Thanh Hóa theo thống kê có tới cả nghìn điểm trường lẻ còn vô vàn những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất,... nếu không có tình yêu nghề, nghị lực phi thường của các thầy cô cắm bản thì hẳn không thể vượt qua!

Người tiên phong “dựng lớp, xóa mù”

Ngược những con dốc lởm chởm sỏi đá, mạn bên của núi rừng Xuân Liên, thầy giáo Đinh Quốc Đạt - giáo viên Trường TH Xuân Lộc (huyện Thường Xuân) - người có thâm niên gần 30 năm tiên phong lên cắm bản, khai mở những khu học mới, xóa mù chữ cho bà con, câu chuyện một thời dựng lớp, mở trường với thầy vẫn vẹn nguyên như mới hôm qua.

Tháng 9/1990 thầy rời ghế nhà trường tình nguyện lên công tác vùng cao giáp biên xã Bát Mọt (huyện Thường Xuân). Từ trung tâm huyện lên được với xã rồi vào được tới bản, theo nhẩm tính của thầy Đạt cũng ngót gần 80 km, cuốc bộ 2 ngày ròng vượt núi, leo đồi mới tới nơi. Chế độ đãi ngộ là 30 nghìn đồng tiền lương, tương đương với 50 kg thóc bấy giờ...

Khó khăn, vất vả, thiếu thốn là thế nhưng trở ngại lớn nhất đó chính là có lớp, có trường mà không có học sinh. Xuất phát từ những hủ tục, tập quán nhiều gia đình dù không biết chữ cũng không chịu đi học, con cái sinh ra cũng bắt phải ở nhà. Ngày trước xa xôi không có lớp, có trường đã đành, có lớp có thầy cô rồi cũng không chịu cho con đi học bởi họ quan niệm “học không làm ra cái ăn”!... Sinh con ra chỉ dạy cho biết nói, rồi mong nhanh lớn để lên nương, cuốc rẫy.

Sau những nỗ lực dựng lớp, mở trường thì công tác vận động các gia đình là một bài toán khó! Phải đến từng gia đình, phải lên từng con rẫy, ăn cùng bữa cơm, rồi chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” vận động bà con dân bản ngày này qua ngày khác... họ mới nghe.

Hơn 1 năm cống hiến, gây dựng phong trào học tập, xóa mù tại xã Bát Mọt, thầy Đạt lại được điều động lên xã Xuân Liên, vùng giáp biên với tỉnh bạn. Nhiệm vụ với thầy là tiếp tục công tác mở lớp xóa mù và gây dựng phong trào học tập ở bản vùng biên.

Bát Mọt là một thử thách đầy khó khăn, lên với Xuân Liên, thầy Đạt bảo “tôi đã thấy tử thần” với 2 lần sốt rét, cáng truyền về viện. Nói vui như thầy Hoàng Cao Khải - Hiệu trưởng Trường TH Xuân Lộc thì trong người thầy Đạt nếu mổ ra chắc phải được 1 thúng ấu trùng sốt rét.

Bây giờ thầy Đạt đã được chuyển về khu chính, song những ký ức khó khăn một thời mở lớp, dựng trường với thầy vẫn không thể nào quên.

Thầy giáo Đinh Quốc Đạt - 30 năm cắm bản gieo chữ vùng cao.

Nỗi niềm giáo viên vùng cao

Từ huyện ven biển Nga Sơn, cô giáo tiểu học Nguyễn Thị Hạnh (SN 1981, xã Nga Hải) tình nguyện lên vùng cao bản Én (xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân) dạy học. Chưa tròn 40 tuổi, song những dạn dày của sóng gió, núi rừng, nỗi nhớ nhà đã khiến cô già hơn tuổi. Ngoài những khó khăn trong việc học tiếng, việc vận động học sinh tới trường, hay những thiếu thốn cơ sở vật chất vẫn không bằng nỗi nhớ nhà.

Nhưng cô giáo Hạnh vẫn là người may mắn khi tìm được ý trung nhân là anh Nguyễn Xuân Chinh (quê Mục Sơn, Thọ Xuân). Tâm đầu ý hợp, một đám cưới chóng vánh rồi anh Chinh cũng tình nguyện lên dựng nhà, bám bản giúp cô bám lớp, bám trò.

Được biết toàn huyện Thường Xuân còn có tới gần 200 điểm trường lẻ còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất. Có cả nghìn giáo viên đang tình nguyện bám bản, bám trường gieo con chữ nơi ngàn cao. Nói như thầy Lâm Anh Tuấn - Trưởng phòng Giáo dục huyện Thường Xuân thì ngoài những chính sách quan tâm, thu hút của ngành giáo dục, đời sống của cán bộ giáo viên đã phần nào được cải thiện hơn so với trước. Song, so với mặt bằng chung thì vẫn còn nhiều khó khăn, lương thưởng chưa tương xứng với những công sức của cán bộ giáo viên.

Nỗi niềm trên của thầy Tuấn cũng là nỗi niềm của thầy Đạt, cô Hạnh và hàng nghìn giáo viên khác trong ngành...

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]