(vhds.baothanhhoa.vn) - Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh không phải là vấn đề mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục đạo đức, lối sống: Cần được quan tâm đúng mức

Câu chuyện về giáo dục đạo đức, lối sống cho giáo viên và học sinh không phải là vấn đề mới, nhưng đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.

Trong khi đa số các thầy cô giáo là những tấm gương mẫu mực cho học trò noi theo, thời gian gần đây đã xảy ra một số trường hợp giáo viên vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Sự việc một thầy giáo ở Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái khiến dư luận bức xúc, ngay sau đó, mọingười lại bàng hoàng với việc một thầy giáo ở Trường THPT chuyên Thái Bình nhiều lần nhắn tin “gạ tình” một nữ sinh. Gần đây nhất là chuyện một cô giáo ở tỉnh Bình Thuận bị chồng tố cáo có quan hệ bất chính với học sinh lớp 10... Những sự việc nêu trên khiến dư luận đặt ra câu hỏi, phải chăng đạo đức nhà giáo đang có vấn đề?

Nguyên nhân thực trạng xuống cấp đạo đức nghề giáo có nhiều, từ xã hội, và có từ bản thân những giáo viên không đủ tư cách...; trong đó có trách nhiệm từ ngành giáo dục, từ khâu tuyển chọn, giáo dục chưa sát sao dẫn đến một số thầy cô không đủ năng lực, kém về phẩm chất vẫn được lựa chọn vào ngành.

Để không xảy ra các vụ việc đáng tiếc tương tự, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho giáo viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường cần được quan tâm đúng mức, thực hiện nghiêm túc. Đối với những giáo viên có vấn đề về đạo đức, lối sống cần phải đưa ra khỏi ngành giáo dục để làm gương, làm trong sạch đội ngũ nhà giáo.

Nêu quan điểm về vấn đề này, thầy giáo Hoàng Văn Huân, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (TP Sầm Sơn) cho biết: Nghề giáo là nghề cần sự mẫu mực. Do đó, vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường là hết sức quan trọng. Trong các buổi họp giao ban, các buổi sinh hoạt... Trường THPT Chu Văn An luôn luôn nhấn mạnh để giáo dục, đồng thời răn đe giáo viên không được vi phạm đạo đức nhà giáo. Đối với học sinh, nhà trường có hòm thư góp ý để tất cả giáo viên, học sinh đóng góp ý kiến, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của các em, hàng tuần nhà trường sẽ mở hòm thư góp ý ra để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em, nghe các em tâm sự, đồng thời sửa đổi những vấn đề chưa phù hợp.

Các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống trong giáo viên và học sinh được Trường THCS Nguyễn Chích quan tâm, thực hiện.

Thanh Hóa hiện có hơn 800.000 học sinh các cấp, việc giáo dục đạo đức, lối sống góp phần rèn luyện, hình thành lối sống có trách nhiệm, có ước mơ và hoài bão, biết hướng tới những điều tốt đẹp và tránh xa những thói hư, tật xấu, những tệ nạn là vô cùng cần thiết. Để việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS đạt kết quả cao, ngoài sự nỗ lực của ngành giáo dục, cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, nhà trường giữ vai trò định hướng, uốn nắn những hành vi của HS theo chuẩn mực chung. Gia đình và xã hội là môi trường vun đắp, nuôi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành giá trị đạo đức cho học sinh. Tấm gương về đạo đức, lối sống của cha mẹ và thầy, cô giáo luôn có ý nghĩa và tác động mạnh mẽ đến việc giáo dục nhân cách của các em.

Trong những năm qua, bên cạnh việc dạy văn hóa cho học sinh, Trường THCS Nguyễn Chích (Đông Sơn) luôn quan tâm đến vấn đề về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống trong học sinh nhà trường.

Không chỉ đổi mới các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa cho học sinh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, bằng cách thông qua các môn học chính khóa giáo dục công dân, đạo đức; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa: chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, thăm nhà thờ Nguyễn Chích để giáo dục truyền thống cho học sinh; dành thời lượng cho các chủ đề về người tốt việc tốt trong các buổi phát thanh măng non, tổ chức gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán để phát thưởng cho các bạn học sinh nghèo, học sinh có thành tích xuất sắc...

Thầy giáo Trần Văn Cù - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chích cho biết: Xác định nền nếp và thành tích tạo nên thương hiệu của nhà trường, nếu không có nền nếp thì không thể làm chuyên môn được, do đó nhà trường tập trung xây dựng, hình thành cử chỉ, hành vi đạo đức, kỹ năng giao tiếp, tạo thói quen nói lời hay, làm việc tốt trong học sinh. Đặc biệt, trong quá trình dạy học nhiều giáo viên đã lồng ghép nội dung học với giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, làm tốt công tác phối hợp với gia đình quản lý, giáo dục học sinh. Do đó, từ nhiều năm nay, nhà trường không có giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, không có học sinh vi phạm các tệ nạn xã hội.

Được biết, để đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong giáo viên và học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ngành giáo dục sẽ tăng cường các nội dung về giáo dục công dân, đào tạo con người. Thiết nghĩ, đây là vấn đề cần thiết phải được giáo dục thường xuyên, liên tục để đạt hiệu quả.

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]