(vhds.baothanhhoa.vn) - Chưa bao giờ việc bảo vệ trẻ em khỏi những vấn nạn liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em lại trở nên bức thiết như hiện nay. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục kỹ năng cho học sinh và giáo viên: Việc làm cần thiết

Chưa bao giờ việc bảo vệ trẻ em khỏi những vấn nạn liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em lại trở nên bức thiết như hiện nay. Vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Giờ học chuyên đề kỹ năng ở Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Thanh Hóa).

Tăng cường giáo dục kỹ năng sống

Chủ động tổ chức các buổi ngoại khóa, nhằm trang bị, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng phòng tránh và thoát nạn trong các trường hợp bạo lực, xâm hại, bắt cóc, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (TP Thanh Hóa) đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của học sinh và phụ huynh nhà trường

Với chủ đề “Phòng chống bắt cóc và xâm hại tình dục”, chuyên gia của Bộ GD&ĐT đã giúp học sinh nhà trường được trang bị những kỹ năng nhận biết các hình thức dụ dỗ, các đối tượng cần cảnh giác, cách nói không với những món quà của những người lạ mặt, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thoát nạn...

Em Trịnh Mai Phương - Học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Thanh Hóa cho biết: Tham gia chương trình học kỹ năng sống do trường tổ chức, giúp cháu nhận biết được những nguy hiểm có thể gặp phải trong cuộc sống và cách thoát khỏi những tình huống nguy hiểm gặp phải. Cháu thấy những buổi học như thế này rất bổ ích.

Chị Lê Mai Hà - phụ huynh Trường Tiểu học Lê Văn Tám, TP Thanh Hóa cho biết: Tôi đã được biết đến trên các phương tiện thông tin đại chúng rất nhiều vụ bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ em, là phụ huynh, tôi rất lo lắng, nhưng chưa có phương pháp đúng để dậy cho con cách nhận biết những tình huống nguy hiểm cũng như cách hóa giải tình huống. Việc nhà trường tổ chức dạy kỹ năng cho các con như thế này, tôi rất đồng tình ủng hộ.

Trung tâm kỹ năng sống Bigben, TP Thanh Hóa đã phối hợp với nhiều trường học trong tỉnh tổ chức các buổi ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài chủ đề về phòng chống bắt cóc, xâm hại tình dục trẻ em, trung tâm còn triển khai các chủ đề về: Phòng chống bạo lực học đường, rèn kỹ năng tự chủ cho học sinh...

Bà Trần Thị Lan Hương, Quản lý Trung tâm Kỹ năng sống BigBen, TP Thanh Hóa cho biết: Hiện nay trẻ em là nạn nhân của rất nhiều các vụ bạo hành, bắt cóc, xâm hại. Nạn nhân của những vấn nạn này sẽ phải chịu những ảnh hưởng rất lớn về cả thể xác lẫn tâm lý. Chương trình dạy kỹ năng sống của chúng tôi đưa vào các trường học với mong muốn trang bị cho các cháu những kiến thức cơ bản về các vấn đề này và giúp các cháu có những kỹ năng cần thiết để phòng tránh khi không may mình là nạn nhân. Đồng thời những chương trình mà chúng tôi tổ chức cũng gióng lên hồi chuông thức tỉnh các bậc phụ huynh hãy quan tâm và bảo vệ con em mình, đừng quá vô tâm với con cái, hãy gần gũi và chia sẻ với con vì biết đâu các cháu đang gặp nguy hiểm mà nếu không quan tâm, gần gũi, chúng ta sẽ không nhận thấy được.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học

Cũng trong thời gian qua, nhiềuvụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sử dụng các hình phạt mang tính bạo lực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần học sinh, gây bức xúc, bất bình trong xã hội.

Việc phạt học sinh quỳ cả một tiết học, uống nước giặt giẻ lau bảng, bắt học sinh tát bạn hàng trăm cái... Hàng loạt vụ việc giáo viên bạo hành học sinh xảy ra liên tiếp ở nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua đã gây bức xúc, bất bình với toàn xã hội.

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025 nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên. Theo đó, trong giai đoạn 2018 - 2020, tất cả các trường học xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử học đường; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử theo hướng cân đối giữa dạy “chữ” và dạy “người”; đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử.

Bà Ngô Thúy Hà - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Cát, TP Thanh Hóa chia sẻ: Để môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. Đối với mỗi người làm công tác giáo dục quan trọng nhất phải có cái tâm, yêu học trò.

Luôn quan tâm giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo viên nhà trường, thầy giáo Nguyễn Đình Tính - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Vạn Hà (Thiệu Hóa) cho biết: Mục tiêu của nhà trường là thông qua các chương trình ngoại khóa, lồng ghép trong các môn học để giáo dục kỹ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em nhận biết được những hành vi đạo đức, những quy định của pháp luật để bước đầu hình thành một số kỹ năng, hình thành thái độ trước những hành vi sai trái. Đồng thời nhà trường cũng luôn luôn nhắc nhở giáo viên nêu gương để học sinh noi theo, việc trách phạt học sinh cũng được nhà trường đổi mới, mang tính giáo dục nhiều hơn là xử phạt...

Xét trên tổng thể, chỉ số ít giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, một bộ phận nhỏ học sinh hư. Ở khắp các vùng miền trên cả nước, đâu đâu cũng có rất nhiều tấm gương sáng về những nhà giáo hết lòng vì học sinh, dành trọn nhiệt huyết, công sức, trí tuệ cho sự nghiệp “trồng người”. Bởi vậy, cùng với việc thực hiện quyết liệt những giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, ngành giáo dục cần tuyên truyền, nhân rộng những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến, những cách làm hay và hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa ứng xử học đường, để lan tỏa những điều tốt đẹp trong môi trường giáo dục nói riêng, trong xã hội nói chung.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]