(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện tại nhiều xã của huyện Hoằng Hóa còn nhiều khó khăn về ngân sách, nhưng với hàng loạt chỉ tiêu “đội đầu” để về đích nông thôn mới, hay tiêu chí trường chuẩn quốc gia... đã dẫn tới tình trạng nhiều hạ tầng giáo dục nói riêng được đầu tư rầm rộ và rơi vào tình trạng “đắp chiếu”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hoằng Hóa: Áp lực chỉ tiêu, hàng loạt dự án trường học “đói vốn” vẫn làm?

Hiện tại nhiều xã của huyện Hoằng Hóa còn nhiều khó khăn về ngân sách, nhưng với hàng loạt chỉ tiêu “đội đầu” để về đích nông thôn mới, hay tiêu chí trường chuẩn quốc gia... đã dẫn tới tình trạng nhiều hạ tầng giáo dục nói riêng được đầu tư rầm rộ và rơi vào tình trạng “đắp chiếu”.

Khi dự án dành cho giáo dục “đắp chiếu”

Có mặt tại xã Hoằng Phú, (huyện Hoằng Hóa) nhiều hộ dân nơi đây không khỏi bức xúc chỉ tay thẳng vào công trình trường mầm non của xã “đắp chiếu” suốt một thời gian dài chưa thể hoàn thiện mà than thở: Một công trình phục vụ cho giáo dục nhưng lại chậm tiến độ suốt một thời gian dài. Việc đơn vị nhà thầu ngừng thi công cũng để lại nhiều hệ lụy, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh đó là học sinh thiếu phòng học, phải học dồn, học ghép, thầy cô không có phòng họp giao ban, không gian nhà trường cũng bị thu hẹp, mỹ quan công trình đang thi công nham nhở, chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng... là hàng loạt những bất cập tồn tại.

Cũng theo các hộ dân xã Hoằng Phú, để có diện tích xây dựng một khu trường mới, nhà trường đã phải phá dỡ đi một phần công trình trường cũ. Một trường học vốn đã thiếu phòng học nay lại càng thiếu hơn. Tuy nhiên, những bất cập trên không khiến cho thầy cô cũng như các cấp chính quyền địa phương đắn đo. Nếu không có gì thay đổi, thì mọi bất cập trên sẽ sớm được giải quyết sau 9 tháng khởi công xây dựng xong trường mới như hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy?!

Qua quan sát, chúng tôi không khỏi lo lắng trước sự an toàn của các hạng mục công trình. Những đống vật liệu xây dựng được bỏ dở ngổn ngang cỏ cây mọc um tùm, nhiều hạng mục xây dựng hoen gỉ. Đáng lo khi hạng mục như các mảng giáo phải giằng, chống, treo lơ lửng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Hạng mục công trình Trường Mầm non xã Hoằng Phú (huyện Hoằng Hóa) “đắp chiếu” do thiếu vốn.

Được biết công trình này có tổng nguồn vốn đầu tư hơn 11 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Nhà lớp học, nhà bếp, tường rào, khuôn viên và các hạng mục phụ trợ. Dự án được khởi công vào khoảng tháng 7/2018 và dự kiến đưa vào sử dụng tháng 5/2019. Tuy nhiên, hiện tại khối lượng công trình mới chỉ đạt trên dưới 50%.

Đáng nói, không chỉ riêng Trường Mầm non xã Hoằng Phú, theo tìm hiểu được biết, hiện trên địa bàn huyện Hoằng Hóa còn có một số công trình trường mầm non khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự như: Trường Mầm non Hoằng Trung, Trường Mầm non Hoằng Xuân, Trường Mầm non Hoằng Khê...

Chung một nguyên nhân

Không khó để chúng tôi biết được đâu là nguyên nhân căn bản dẫn tới thực trạng trên. Xuất phát từ thực tế mà chính người dân phản ánh đó là áp lực về chỉ tiêu, mục đích nông thôn mới. Việc các xã phải đầu tư hạ tầng giáo dục mặc dù điều kiện chưa có để lại nhiều rủi ro. Những bản hợp đồng như của UBND xã Hoằng Phú với nhà thầu thi công công trình trường mầm non xã này là một đơn cử.

Lãnh đạo xã Hoằng Phú cho biết, theo thỏa thuận trước khi triển khai dự án thì phía nhà thầu sẽ bỏ vốn đầu tư xây mới trường học, khi nghiệm thu xã sẽ cân đối nguồn vốn từ việc khai thác quỹ đất để thanh toán hợp đồng. Tuy nhiên, năng lực nhà thầu yếu, sau khi hoàn tất một số hạng mục không có vốn để tiếp tục triển khai tiếp đã dẫn tới việc công trình “đắp chiếu”.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Oanh - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phú khẳng định: Công trình Trường Mầm non Hoằng Phú chậm tiến độ, đắp chiếu là rõ! Thỏa thuận giữa hai bên là hoàn tất công trình mới thanh toán. Dù vậy, khi doanh nghiệp không có kinh phí triển khai tiếp, phía địa phương cũng đã giải ngân 1,8 tỷ đồng cho nhà thầu và động viên nhà thầu triển khai hoàn thiện nhưng thực tế vẫn không thay đổi.

Lý giải trên của lãnh đạo xã khiến chúng tôi đặt ra hàng loạt thắc mắc. Trước khi ký hợp đồng năng lực nhà thầu thế nào? Vì sao một nhà thầu có năng lực yếu lại trúng thầu? Hình thức đấu thầu có đúng quy định?... Lãnh đạo xã chỉ lý giải chung chung rằng: Chủ doanh nghiệp là người địa phương nên tạo điều kiện. Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa là thời điểm bấy giờ lãnh đạo huyện có hứa là sẽ tài trợ 4 tỷ đồng để triển khai công trình. Tuy nhiên, khi công trình triển khai thì “lời hứa” bị bỏ ngỏ, nhiều lần chính quyền xã kiến nghị, báo cáo huyện Hoằng Hóa xin cơ chế hỗ trợ nhưng câu trả lời là huyện cũng đang khó khăn. Hiện tại, ngân sách xã không đủ khả năng để giải ngân vốn cho doanh nghiệp thi công tiếp cũng như đưa ra phương án thanh lý hợp đồng. Những lý giải trên từ UBND xã Hoằng Phú đồng nghĩa với việc, dự án dành cho giáo dục này sẽ còn “đắp chiếu” dài dài.

Trường hợp năng lực nhà thầu yếu, cũng như một số địa phương như Hoằng Trung, Hoằng Xuân, Hoằng Khê... khó khăn về ngân sách nhưng vẫn “đẻ” ra những dự án để rồi hoặc rơi vào “đắp chiếu” hoặc chậm tiến độ dài dài là vấn đề cần phải làm rõ.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]