(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (31/10), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2019 – 2020 và giai đoạn 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020

Sáng nay (31/10), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm học 2019 – 2020 và giai đoạn 2016 – 2020; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2020 – 2021 và các năm tiếp theo. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hoá; Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ, lãnh đạo các địa phương và các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá.

Năm học 2019-2020 là một năm học đặc biệt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành GD&ĐT cả nước đã thực hiện tốt mục tiêu kép đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và hoàn thành kế hoạch năm học. Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh khung kế hoạch năm học; hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học chương trình học kỳ II năm học 2019-2020; hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục dạy học qua internet và trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. Trong hơn 4 tháng triển khai dạy học từ xa, tỷ lệ học sinh phổ thông được học qua internet đạt 79,7%.

Cùng với đó, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được tổ chức rất thành công vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa gọn nhẹ, hiệu quả, khách quan và công bằng. Năm học 2019-2020 cũng là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT thực hiện đối sánh điểm thi với điểm học bạ và cho thấy kết quả thi cơ bản phản ánh đúng chất lượng giáo dục của các địa phương. Các trường đại học, cao đẳng sư phạm đã phát huy tinh thần tự chủ, mở rộng phương thức tuyển sinh ngoài dựa trên kết quả thi tốt nghiệp như: xét học bạ, xét tuyển thẳng, thi đánh giá năng lực...

Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo toàn ngành triển khai tốt việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, dân chủ; thẩm định, phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% học sinh học 2 buổi/ngày, tạo tiền đề thuận lợi để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Trong năm học vừa qua và giai đoạn 2016-2020, toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đạt được một số thành tựu quan trọng. Tính đến nay, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,98%); kết quả và chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, THCS được giữ vững và nâng cao; công tác giáo dục học sinh khuyết tật được quan tâm đúng mức; công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ được thực hiện hiệu quả; chất lượng giáo dục dân tộc được nâng lên.

Ngoài ra, nước ta tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông đại trà; giáo dục phổ thông mũi nhọn giữ vững thành tích trên đấu trường quốc tế. Từ 2015 đến nay, học sinh Việt Nam đã đạt tổng số 212 huy chương, bằng khen tại các kỳ thi Olympic thế giới và khu vực, trong đó có 66 huy chương vàng. Chất lượng giáo dục đại học được cải thiện rõ rệt với 3 cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới, 8 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu Châu Á. Nhiều công trình, nghiên cứu khoa học của nước ta được chuyển giao công nghệ, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến công tác thanh, kiểm tra; xây dựng đội ngũ nhà giáo; việc thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên các trường nội trú, bán trú; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tình trạng thiếu giáo viên mầm non; tiêu chí công nhận trường liên cấp đạt chuẩn quốc gia; vấn đề thẩm định sách giáo khoa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, năm học 2020 - 2021, ngành GD&ĐT xác định, tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch đề ra. Trong đó, tập trung thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản, như: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT trong cả nước; nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GD&ĐT; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động GD&ĐT; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Phó Thủ tưởng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo hội nghị. (ảnh chụp màn hình).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam biểu dương sự nỗ lực, cố gắng của hơn 1,3 triệu cán bộ, giáo viên trong cả nước, của các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời nhấn mạnh: giáo dục vẫn luôn được coi là quốc sách hàng đầu; các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải tập trung cao hơn nữa, giành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó, ngành giáo dục phải tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng văn hoá trong giáo dục; phải làm sao để các cơ sở giáo dục phải là những biểu tượng của văn hoá; giáo dục phải đi trước 1 bước trong hội nhập quốc tế, tuy nhiên không được đánh mất bản sắc; tích cực, tăng cường và kiên trì trong đổi mới giáo dục. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đề nghị các cấp, các ngành và xã hội phải luôn nhận thức: giáo dục là của toàn dân; giáo dục có phát triển, thì đất nước mới có tương lai.

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hoá.

Phát biểu chỉ đạo sau hội nghị trực tuyến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng biểu dương nhiều nỗ lực, cố gắng của ngành Giáo GD&ĐT của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong sắp xếp mạng lưới trường lớp học; trong việc đào tạo giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Tuy nhiên, ngành GD&ĐT Thanh Hoá vẫn còn nhiều việc phải làm, còn một số tồn tại cần phải khắc phục, như tình trạng thiếu giáo viên, quản lý việc dạy thêm, học thêm, kinh phí cho giáo dục còn hạn chế.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đề nghị lãnh đạo ngành GD&ĐT Thanh Hoá phải luôn trăn trở để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong giáo dục, khuyến khích sự phát triển loại hình trường tư thục; triển khai có hiệu quả các chính sách thu hút nhà đầu tư đầu tư vào hệ thống giáo dục mầm non; thực hiện tốt việc chuyển đổi số trong giáo dục, phải coi đây là xu hướng tất yếu, không chí trong giai đoạn ứng phó với đại dịch Covid-19 mà cho cả các giai đoạn tiếp theo; triển khai và thực hiện tốt các chương trình theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, trong đó đặc biệt chú trọng chương trình thay sách.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi tỉnh Thanh Hoá, đề án nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh; từ đó xây dựng các chương trình, kế hoạch trong các giai đoạn tiếp theo.

L.H


L.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]