(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng nay (25/5), Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc”. Tham dự là các nhà nghiên cứu của trung ương và địa phương, cùng các em sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội thảo khoa học Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc”

Sáng nay (25/5), Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc”. Tham dự là các nhà nghiên cứu của trung ương và địa phương, cùng các em sinh viên Trường Đại học Hồng Đức.

PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn - Viện phó Viện Văn học phát biểu tại hội thảo.

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo mong muốn đưa văn học về đề tài lịch sử đến gần hơn với độc giả cũng như tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu các văn bản văn học về đề tài lịch sử, góp phần bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ. Đồng thời, tạo cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng nhìn lại những thành tựu và giới hạn của các sáng tác văn học về đề tài lịch sử dân tộc; động viên, khích lệ và, ở một mức độ nhất định, định hướng cho người sáng tác, nhằm giúp cho văn học về đề tài này đến gần hơn với độc giả. Hội thảo cũng là dịp để các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Phát biểu tại hội thảo, Đại tá, nhà văn Nguyễn Bình Phương - Tổng biên tập tạp chí VNQĐ cho rằng: “Với một số người, lịch sử có thể đơn giản chỉ là lửa đã cháy xong. Nhưng với trí thức, đặc biệt các nghệ sĩ, xem ra lịch sử phức tạp hơn, nó là thì tương lai của hiện tại, và là tương lai của mọi tương lai [...] Lịch sử không phải là lửa đã cháy xong, trái lại, lịch sử luôn có sức lung lạc và thao túng hiện tại. Ý thức được điều ấy cho nên chúng ta mới có mặt tại đây để tìm cách gia tăng sức lan tỏa tích cực của lịch sử vào đời sống xã hội thông qua các tác phẩm văn học”.

Hơn 60 bản đăng ký, hơn 50 bản tham luận toàn văn của các học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu trong cả nước… Hội thảo xoay quanh bàn về các nội dung: Tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán; Văn học viết về đề tài lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến 1945; Văn học viết về đề tài lịch sử từ 1945 đến nay, nhất là giai đoạn từ sau 1986; Giảng dạy các tác phẩm văn học về đề tài lịch sử dân tộc ở tất cả các cấp học trước và sau đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Nhìn chung, các tham luận đều hướng tới thể hiện những vấn đề học thuật mới, được thực hiện nghiêm túc, công phu và đầy tâm huyết. Nội dung các tham luận có thể hình dung trên ba bình diện quan trọng: Những nghiên cứu khái quát, Những nghiên cứu trường hợp, Những nghiên cứu bàn về một số vấn đề trong dạy học văn học về đề tài lịch sử.

Ngay sau khi kết thúc các tham luận, hội thảo đã trao đổi, tranh luận nhiều vấn đề liên quan đến văn học lịch sử và việc giảng dạy nghiên cứu văn học viết về lịch sử trong nhà trường. Các ý kiến tập trung vào việc minh định lịch sử là gì, lịch sử trong văn học là gì, nhà văn viết về lịch sử như thế nào, giới hạn của tưởng tượng, hư cấu...

K.H


K.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!