(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Kế hoạch số 165 ngày 15/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 51 ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 13420 ngày 7/11/2019, đồng thời Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch số 3510 ngày 23/12/2019 với quyết tâm xây dựng ngành giáo dục xứ Thanh phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành Giáo dục Thanh Hóa: Đổi mới căn bản, toàn diện

Thực hiện Kế hoạch số 165 ngày 15/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 51 ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 13420 ngày 7/11/2019, đồng thời Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch số 3510 ngày 23/12/2019 với quyết tâm xây dựng ngành giáo dục xứ Thanh phát triển.

Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT trao quà trung thu cho các em Trường Tiểu học Thành Sơn (Bá Thước).jpg

Bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD&ĐT trao quà trung thu cho các em Trường Tiểu học Thành Sơn (Bá Thước).

Năm 2019 là năm mà ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đạt được rất nhiều thành tựu. Cụ thể là thực hiện tốt công tác tuyển sinh đầu cấp học, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tế và theo quy định; được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH mức độ 3; bố trí, sắp xếp, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, từng bước đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu bộ môn; hoàn thành chỉ tiêu giao về phòng học kiên cố, cao tầng và trường học đạt chuẩn quốc gia trước thời gian quy định; thành tích thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế tiếp tục được duy trì, có bước đột phá; tổ chức các kỳ thi thực sự an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X, tiến tới Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020 an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Đây cũng là năm học đầu tiên ngành giáo dục thực hiện giao khoán chất lượng giáo dục đến các đơn vị, trường học và từng giáo viên giảng dạy từ đó giúp giáo viên và nhà trường chủ động hơn trong việc dạy.

Tuy vậy, đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp mà điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia của học sinh Thanh Hóa thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, năm 2019, điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia của Thanh Hóa đạt 5,10 điểm. Đặc biệt, các môn Toán, Tiếng Anh, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học đều thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Riêng môn Tiếng Anh, Lịch sử và Sinh học rất thấp. Về kết quả xét tốt nghiệp THPT, năm 2019, tỷ lệ học sinh THPT toàn tỉnh đỗ tốt nghiệp đạt 92,39%, giảm 5,07% so với năm 2018, trong đó, khối THPT giảm 3,5%, khối giáo dục thường xuyên giảm đến 33,42%...

Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút một số chỉ tiêu trong kỳ thi THPT quốc gia do có khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu vực miền núi và miền xuôi, việc xét tốt nghiệp THPT năm 2019 dựa trên kết quả học tập lớp 12 và kết quả thi THPT quốc gia theo tỷ lệ 30:70 đã ảnh hưởng lớn đến đối tượng HS có học lực yếu, chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp... dẫn đến tình trạng học lệch, học tủ. Đội ngũ giáo viên vẫn thừa, thiếu cục bộ; chất lượng đầu vào của một số trường, đặc biệt là trường khu vực miền núi còn thấp. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học vẫn gặp khó khăn. Vấn đề giải thể các trường THPT cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, công tác quản lý dạy, học chưa đồng bộ giữa các nhà trường, việc quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa chặt chẽ, chưa thực sự khách quan...

Để triển khai đồng bộ quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch 165 của Tỉnh ủy, Kết luận 51 của Ban Bí thư về thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Sở GD&ĐT đã đưa ra kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý giáo dục với chính quyền các cấp và cơ sở giáo dục, đào tạo trong thực hiện Nghị quyết 29. Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và phân luồng học sinh sau THCS, tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD và học sinh, sinh viên.

Dù rất nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan song với những thành tích đạt được, ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã góp phần cùng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh trong năm 2019. Với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện, phấn đấu năm 2020, ngành giáo dục Thanh Hóa có kết quả thi THPT quốc gia nằm trong tốp 20 của cả nước, đòi hỏi sự nỗ lực và chung tay của toàn xã hội để giữ vững truyền thống “tốp đầu” trong phong trào thi đua giáo dục của cả nước.

Minh Hội


Minh Hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]