(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) “Nhà tôi bây giờ chỉ toàn xe lăn là xe lăn...” - câu nói chân thật của bà Lưu khiến ai nghe cũng phải nặng lòng suy nghĩ. Đã bao năm nay, trong ngôi nhà nhỏ tại thôn Yên Trạch (xã Quảng Châu, TX Sầm Sơn), người phụ nữ ấy vẫn một tay chăm sóc chồng cùng hai con dị tật và cả đứa cháu mắc bệnh hiểm nghèo do chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngôi nhà chỉ toàn xe lăn...

(VH&ĐS) “Nhà tôi bây giờ chỉ toàn xe lăn là xe lăn...” - câu nói chân thật của bà Lưu khiến ai nghe cũng phải nặng lòng suy nghĩ. Đã bao năm nay, trong ngôi nhà nhỏ tại thôn Yên Trạch (xã Quảng Châu, TX Sầm Sơn), người phụ nữ ấy vẫn một tay chăm sóc chồng cùng hai con dị tật và cả đứa cháu mắc bệnh hiểm nghèo do chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam.

Chia sẻ với chúng tôi bà cho biết, bố chồng bà từng đi bộ đội ở chiến trường Bình Trị Thiên, ngấm trong mình chất độc da cam mà không hề hay biết. Vì thế cho tới lúc mất đi cũng không có chế độ gì. Bà quen chồng bà - ông Nguyễn Đỗ Sỹ (50 tuổi) khi cả hai đang ở lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời, khi đó biểu hiện bệnh của ông chưa nặng như bây giờ. Kết hôn và sinh ra ba người con một gái, hai trai. Tất cả đều kháu khỉnh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Gia đình nhỏ tưởng chừng cứ tiếp mạch hạnh phúc đó. Nhưng không ai biết trước rằng, chất độc da cam từ thời đất nước chiến tranh, loạn lạc lại đeo bám và gây ra nỗi đau khổ cho bao thế hệ trong gia đình bà Lưu.

Bệnh của chồng bà thì mỗi ngày một nặng hơn và chân không còn khả năng đứng hay di chuyển, thậm chí đầu óc cũng không còn minh mẫn. Trong khi đó, hai người con trai mà ông bà yêu thương đặt tên là Hiếu, Thảo chưa một ngày phụng dưỡng cha mẹ cũng dần có biểu hiện liệt và ngồi một chỗ. Hai anh một đã 28 tuổi và một mới 21, thân hình vạm vỡ, khuôn mặt tuấn tú nhưng đôi chân thì đã teo nhỏ.

Biết đến hoàn cảnh đặc biệt của gia đình ông Sỹ, bà Lưu, nhiều tổ chức, cá nhân đã tới thăm và chia sẻ với gia đình.

Nỗi đau vẫn tiếp nối nỗi đau khi anh Hiếu, người con thứ hai của bà kết hôn và sinh con. Bé trai sinh ra mắc căn bệnh úng não. Chuyện vào viện, ra viện dường như cũng đã thành “cơm bữa” ở gia đình bà. Bà nói: “Nghĩ sau mình già yếu không biết ai chăm con nên cưới vợ cho nó, cũng là “rổ rá cạp lại” thôi vì con dâu tôi nó cũng bị khuyết tật nhưng đến lượt cháu đích tôn thì còn bị nặng hơn. Con gái đầu của tôi đã lấy chồng gần chục năm, đến giờ cũng không dám sinh con vì sợ đẻ ra con cũng bị ảnh hưởng như vậy”.

Và như thế, mọi gáng nặng mưu sinh đổ dồn lên vai người phụ nữ nay đã 58 tuổi. Làm ruộng, đi giúp việc... việc gì bà cũng làm miễn là kiếm được tiền để nuôi chồng, con ở nhà, nuôi cháu ở viện. Thế nhưng đầu năm nay bà cũng vừa hay tin mình bị suy tim cấp độ 3, ra viện vào viện đã tốn tiền thuốc thang, từ nay lại không dám làm việc nặng nhọc, ruộng có để không. Hai người con trai xin đi làm hương mỗi tháng thu nhập vài ba trăm nhưng công việc bấp bênh, khi có việc khi không có việc. Con đường mưu sinh chưa bao giờ khó khăn đến vậy với gia đình bà.

Tuy vậy, mỗi người trong gia đình vẫn tìm mọi công việc phù hợp với khả năng để tăng thêm thu nhập và trang trải các chi phí trong sinh hoạt. Không thể làm việc nặng nhọc như trước, bà Lưu quay sang nuôi ít đàn gà, vịt để kiếm thêm thu nhập. Hai người con trai mới đây đã xin đi học trồng nấm ở gần nhà. Cộng thêm tiền phụ cấp gia đình nhận được và sự giúp đỡ của họ hàng, bà con xóm giềng, họ vẫn ngày ngày chống chọi lại nỗi đau chiến tranh.

Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]