(vhds.baothanhhoa.vn) - Với quy mô hơn 2.000 cơ sở giáo dục, hơn 870.000 học sinh, hơn 5 vạn cán bộ, giáo viên, ngành GD&ĐT Thanh Hóa xác định: CĐS là xu hướng tất yếu, do đó cần nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm, nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện trong lĩnh vực GD&ĐT.

Nhà giáo trong kỷ nguyên số: Giáo dục Thanh Hóa thích ứng với kỷ nguyên số

Với quy mô hơn 2.000 cơ sở giáo dục, hơn 870.000 học sinh, hơn 5 vạn cán bộ, giáo viên, ngành GD&ĐT Thanh Hóa xác định: CĐS là xu hướng tất yếu, do đó cần nhập cuộc với quyết tâm cao, đầu tư xứng tầm, nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng và sự thay đổi toàn diện trong lĩnh vực GD&ĐT.

Nhà giáo trong kỷ nguyên số: Giáo dục Thanh Hóa thích ứng với kỷ nguyên sốGiờ học thực hành môn Tin học tại phòng học thông minh của Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).

Nhập cuộc với quyết tâm cao

CĐS ngành GD&ĐT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Thực hiện CĐS theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa xác định: Ngoài quán triệt, thực hiện các văn bản về CNTT của Bộ GD&ĐT, cần tiếp tục triển khai phần mềm quản lý nhà trường phục vụ quản lý điều hành trên cơ sở phần mềm VnEdu (VNPT), Smas (Viettel). Đồng thời, tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục. Trên tinh thần đó, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục (địa chỉ: http://csdl. moet. gov.vn) được xác lập. Từ địa chỉ này, giúp cho việc báo cáo định kỳ (đầu năm và cuối năm học) giữa các cấp trong ngành giáo dục thực hiện nhanh chóng, thuận tiện đúng thời gian quy định. Các phần mềm ứng dụng trong quản lý nhà trường đã được các cơ sở giáo dục sử dụng thường xuyên, chất lượng thông tin, dữ liệu đã được cải thiện đáng kể, sổ sách điện tử được sử dụng phổ biến. Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến trong giáo dục, sở đã phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công cung cấp các thủ tục hành chính trong thẩm quyền ở mức độ 3, 4. Đồng thời, công khai số lượng kết quả giải quyết thủ tục hành chính hằng ngày trên website của sở (địa chỉ: http://thanhhoa.edu.vn). Thường xuyên rà soát, cấp phát, tạm ngưng, điều chỉnh thông tin trong hệ thống email ngành giáo dục (thanhhoa.edu.vn) đảm bảo gửi, nhận thông tin trong nhà trường kịp thời, thông suốt.

Năm học 2021 - 2022, sở đã hoàn thiện, triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử của tỉnh (TD-office) và liên hệ Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp chứng thư số của cơ quan, cá nhân tới 99 đơn vị trực thuộc, đến nay 100% các đơn vị trực thuộc sở đã thực hiện gửi, nhận, xử lý, ký số văn bản trên môi trường mạng (địa chỉ: http://csdl.moet.gov.vn).

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, sở đã tăng cường sử dụng các nền tảng họp trực tuyến với Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục trong tỉnh như: Adobe Connect, MS Teams (Bộ GD&ĐT cung cấp), Zoom meeting, Google Meeting,... Thực hiện Chương trình giáo dục Phổ thông 2018, sở đã phối hợp cùng Viettel Thanh Hóa tập huấn trực tuyến về modul 1, 2, 3 cho cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở giáo dục thường xuyên truy cập các hệ thống thông tin toàn ngành như Cổng thông tin điện tử của bộ; Cổng thông tin thi và tuyển sinh, kho bài giảng e-learning,... để nắm bắt thông tin kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, điều hành tại đơn vị.

Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận

Thực hiện CĐS, đến nay, đa số các đơn vị, trường học, giáo viên được trang bị máy vi tính; gần 2.000 đơn vị quản lý giáo dục, trường học đã và đang được Viettel, VNPT hỗ trợ miễn phí 1 - 2 đường truyền internet cáp quang, đảm bảo tốt công tác quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. Các đơn vị, trường học dần dần được trang bị hệ thống máy chủ, camera, máy chiếu, màn hình thông minh, máy in, máy quét...

Trường THPT Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) được ghi nhận nằm trong top đầu về CĐS trong hệ thống các trường học trên địa bàn tỉnh. Trường có 36 lớp với trên 1.700 học sinh ở 3 khối lớp và là 1 trong số 6 trường được tỉnh chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình trường học thông minh. Trường được tỉnh quan tâm đầu tư 10 phòng học thông minh (1 phòng cấp độ 1 và 9 phòng cấp độ 2). Phòng cấp độ 1 được trang bị đầy đủ đảm bảo cho việc giảng dạy tốt nhất tất cả các bộ môn (kể cả môn tiếng Anh) như màn hình cảm ứng, 45 máy vi tính, tai nghe, micro, kết nối mạng LAN. 9 phòng cấp độ 2 đều có máy tính, tai nghe, micro, bút cảm ứng và màn hình thông minh... Giáo viên của trường đều trang bị laptop và bảng tương tác kết nối máy tính của giáo viên.

Thầy giáo Thiều Ánh Dương - Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng chia sẻ: Việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động dạy học, quản trị nhà trường đã đem lại hiệu quả to lớn cho việc cải cách giáo dục. Tất cả học sinh, giáo viên đều có một mã định danh riêng trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường, khi cần có thể truy xuất bất cứ lúc nào. Ngoài 10 phòng học thông minh, tất cả các phòng học của nhà trường đều được trang bị máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử, hệ thống wifi kéo đến tận phòng, giúp cho các thầy cô kết nối truy cập, tìm kiếm thông tin. Phòng học thông minh mang lại kết quả và chất lượng giáo dục rất cao, giúp cho giờ học thêm sinh động, tạo được sự thích thú, hứng khởi học tập của học sinh, giúp các hình thức tổ chức dạy học trở nên gọn nhẹ, đơn giản, không cồng kềnh, gắn kết gia tăng tương tác giữa giáo viên và học sinh...

Hiện nay, trong ngành GD&ĐT Thanh Hóa đang tập trung vào hai nội dung chủ đạo là CĐS trong quản lý giáo dục và CĐS trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các công nghệ 4.0 hiện đại để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GD&ĐT một cách nhanh chóng, chính xác. Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến...

CĐS trong ngành GD&ĐT Thanh Hóa vừa triển khai, thực hiện nhưng bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm chi phí cho người dân và đơn vị, trường học.

Theo Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ, chuyển đổi số (CĐS) trong ngành giáo dục là 1/8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với các đơn vị viễn thông triển khai, thực hiện CĐS trong lĩnh vực giáo dục mà hạt nhân là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, dạy - học trong các trường học trên địa bàn.

Bài và ảnh: Minh Xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]