(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Với đặc thù là huyện miền núi nghèo, đời sống người dân thiếu thốn, phần lớn các trường học trên địa bàn huyện Như Xuân đều lâm vào tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên, nhà hiệu bộ, phòng chức năng, nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi... đang đặt ra thách thức lớn cho huyện trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Như Xuân: Nhiều thách thức trong xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia

(VH&ĐS) Với đặc thù là huyện miền núi nghèo, đời sống người dân thiếu thốn, phần lớn các trường học trên địa bàn huyện Như Xuân đều lâm vào tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên, nhà hiệu bộ, phòng chức năng, nhà vệ sinh, đồ dùng, đồ chơi... đang đặt ra thách thức lớn cho huyện trong xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia. Tại một số xã vùng sâu, vùng xa, do điều kiện kinh tế khó khăn, việc huy động xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các trường học còn nhiều bất cập.

Cho đến nay, xã Xuân Hòa chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia. Có nhiều yếu tố dẫn đến việc xây dựng trường chuẩn tại địa phương gặp khó khăn, như trình độ dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư cơ sở vật chất trường học còn manh mún, dàn trải, thiếu đồng bộ. Năm học 2016 - 2017, Trường MN xã Xuân Hòa có 298 học sinh/15 nhóm lớp, với 4 khu lẻ, hiện trường còn thiếu 4 phòng học, 2 ở khu chính, số còn lại tập trung ở điểm lẻ Đồng Trình.

Cô Nguyễn Thị Thiện - Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Thông qua công tác huy động xã hội hóa giáo dục, nhà trường đang tích cực đầu tư, hoàn thiện và mua sắm trang thiết bị dạy học, đáp ứng nhu cầu trường đạt chuẩn quốc gia. Thời điểm hiện tại diện tích của trường chưa đủ, một số công trình như nhà hiệu bộ, phòng chức năng, công trình vệ sinh... còn thiếu”.

Học sinh trường mầm non xã Hóa Qùy phải học nhờ tại phòng học của trường THCS.

Có một thực tế, phần lớn các điểm trường trên địa bàn huyện, phần vì xa trung tâm, mặt khác nhiều điểm dựng tạm bằng tranh, nứa, mượn tạm nhà văn hóa, điểm vui chơi của thôn... để học. Trong khi đó, riêng năm học này, kinh phí đầu tư xây dựng trường chuẩn Quốc gia của huyện trên khoảng 10 tỷ đồng, trong đó nguồn huy động, đóng góp sức dân trên 500 triệu đồng (bao gồm tiền mặt, ngày công). Nhiều người cho rằng, mức kinh phí này là quá ít so với nhu cầu thực tế.

Bà Lê Thị Bảy - Phó phòng GD&ĐT huyện, cho biết: “Toàn huyện hiện có 51 trường (18 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 15 trường THCS, 4 trường ghép), trong đó có 20 trường đạt chuẩn Quốc gia (tỷ lệ đạt chuẩn gần 40%). Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, ngành, sự ủng hộ của nhân dân, công tác xây dựng trường chuẩn trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, nhưng chưa đáng kể”.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]