Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giải pháp nào ngăn tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia?" do Báo điện tử Dân trí tổ chức ngày 1/8.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia

Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giải pháp nào ngăn tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia?" do Báo điện tử Dân trí tổ chức ngày 1/8.

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trong buổi giao lưu trực tuyến. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Khi được hỏi, kỳ thi THPT quốc gia với mục đích chính là phục vụ cho xét tốt nghiệp. Vậy với tỷ lệ 95% đến 99 % học sinh qua kỳ thi này thì chúng ta có quá lãng phí thời gian và nguồn lực cho việc tổ chức kỳ thi không? PGS.TS Trần Văn Tớp chia sẻ: “Chúng ta vừa trải qua kỳ thi THPT quốc gia 2018 và chuẩn bị cho đợt xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Qua những vụ việc về gian lận thi cử ở các địa phương, nổi lên ở Hà Giang và Sơn La khiến dư luận xã hội hết sức bất bình và phẫn nộ và đặc biệt là sự vi phạm trắng trợn của các cá nhân công tác trong ngành Giáo dục, cá nhân tôi cho rằng đó là sự xuống cấp của đạo đức, sự tha hóa của cán bộ... Tôi cho rằng để đánh giá một cách khoa học về kỳ thi với mục đích xét tuyển vào ĐH, CĐ cần có đầy đủ thông tin và thời gian”

Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Văn Tớp, hiện nay trên diễn đàn có rất nhiều ý kiến, trong đó có ý kiến cho rằng không nên duy trì kỳ thi như hiện nay khi tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95-97%. Cá nhân PGS có một suy nghĩ khác, kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy kết quả xét tốt nghiệp mà chúng ta gọi là kỳ thi THPT quốc gia do Luật quy định. Đã học thì phải có thi, để đánh giá, kỳ thi nào dù là hết môn học hay hết học kỳ hay hết cấp đều cần phải tổ chức thi hết sức nghiêm túc. Điều này không chỉ thể hiện sự công bằng với các thí sinh - những người học mà còn là sự đánh giá khách quan chất lượng giáo dục và có tính khoa học để sinh viên, học sinh phải phấn đấu vươn lên.

Trước năm 2014, kỳ thi THPT quốc gia vẫn do các Sở GD&ĐT tổ chức và dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, kỳ thi này không có tính cạnh tranh vì vậy cũng không gay gắt như kỳ thi xét tuyển Đại học, chỉ cần người học đạt được một trình độ, chuẩn đầu ra là có thể tốt nghiệp. Tuy nhiên, có thể do bệnh thành tích mà chúng ta đã có những vụ tiêu cực như Đồi Ngô hay Phú Xuyên.

PGS Trần Văn Tớp cho rằng, để đánh giá phân loại học sinh và cấp bằng tốt nghiệp phổ thông, vẫn phải duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Bởi các lý do sau đây: Cần đánh giá giáo dục phổ thông một cách tổng thể từ công tác tổ chức, quản lý, giảng dạy đến chất lượng giáo dục trên một bình diện chung của cả nước chứ không phải của từng tỉnh, thành; Dùng kết quả để đánh giá năng lực và kiến thức của học sinh để phân loại tốt nghiệp loại Giỏi - Khá - Trung Bình - Không tốt nghiệp...

Vì vậy, nếu 100% thí sinh đạt yêu cầu chuẩn đầu ra kiến thức thì họ có thể tốt nghiệp; không thể nói mục tiêu của kỳ thi này là để loại 2% hay 3% học sinh.

Sẽ có trách nhiệm trong đề xuất các giải pháp để tránh tình trạng gian lận thi cử

Một câu hỏi đặt ra, sau vụ bê bối ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La thì chúng ta có nên tự để các trường tổ chức tuyển sinh riêng lẻ không? Theo PGS.TS Trần Văn Tớp,

Luật Giáo dục Đại học đã quy định các trường ĐH-CĐ được tự chủ trong việc xét tuyển, có thể sử dụng hình thức xét tuyển theo hồ sơ, theo đánh giá năng lực, tổ chức kỳ thi riêng hoặc lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Chúng ta đã có rất nhiều cách thức tổ chức thi và xét tuyển vào ĐH (từ việc các trường tự tổ chức thi đến ngân hàng đề thi để tránh tình trạng lò luyện thi gây bức xúc cho xã hội, đến kỳ thi "3 chung" và các trường đều sử dụng các kết quả này để xét tuyển.

Từ năm 2015, chúng ta đã tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với mục đích xét tốt nghiệp và các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển ĐH-CĐ. Kỳ thi THPT quốc gia đã có nhiều cải tiến, thay đổi trong quy chế đảm bảo tính chặt chẽ trong tổ chức, tránh sự gian lận trong thi cử và cũng được xã hội đánh giá khá tốt. Hiện nay, theo PGS được biết đa phần các trường đại học đều sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển hoặc kết hợp với các phương thức tuyển sinh khác.

“Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển. Tuy nhiên, chúng tôi luôn luôn yêu cầu rất cao và cũng đã đóng góp những ý kiến để hoàn thiện quy chế thi THPT quốc gia. Trong thời gian tới, khi Bộ GD&ĐT tổ chức rút kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp, kể cả cách thức thi cho năm tới, chúng tôi sẽ tham gia một cách trách nhiệm trong đề xuất các giải pháp để tránh tình trạng gian lận thi cử như năm 2018”- PGS Trần Văn Tớp cho hay.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có tổ chức thêm kỳ thi kiểm tra đầu vào không?

Chia sẻ vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay, việc tổ chức một kỳ thi riêng hay một phương thức tuyển sinh khác, Trường cũng đã có suy nghĩ và cũng sẽ có những đề xuất, nhưng việc tổ chức một kỳ thi riêng không hề đơn giản như mọi người vẫn nghĩ mà nó phải chuẩn bị hết sức chu đáo để đảm bảo công bằng, khách quan cho người học; cũng như tránh tình trạng tổ chức công phu nhưng lượng thí sinh "ảo" lớn. Có thể từ năm 2018-2019, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ đề xuất và xem xét phương án tuyển sinh của Trường, dựa trên cơ sở của kết quả thi THPT Quốc gia các năm tới.

Có thể trong tương lai, kết quả thi THPT quốc gia chỉ như một điều kiện sơ tuyển. Nhưng điều này phải được cân nhắc một cách khoa học và cẩn trọng.

Phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia

Khi được hỏi có cách nào để chống gian lận trong khâu chấm thi hiện nay? PGS.TS Trần Văn Tớp nhấn mạnh, sự gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đặt ra việc chống gian lận như thế nào? Theo PGS, phải rà soát tất cả các khâu của kỳ thi THPT quốc gia, chỗ nào có kẻ hở quy chế phải dự báo và đưa ra giải pháp.

Theo PGS Trần Văn Tớpcó hai khâu rất quan trọng cần phải tập trung. Thứ nhất, bài làm của các môn trắc nghiệm theo quy định thì thí sinh làm bài trên giấy không rọc phách, sử dụng bút chì để tô đáp án, điều này sẽ dẫn đến một sơ hở là có thể biết và sửa đổi bài làm của thí sinh. Nên chăng, sử dụng một tờ làm bài có cho phép sử dụng bút mực để khoanh đáp án đã tô bằng bút chì và cuối cùng, thí sinh phải đếm thống kê về số lượng đáp án (A), (B), (C), (D) trong bài làm của mình để tránh bị sửa. Điều này có thể làm mất thêm thời gian, vì vậy phải xem xét và điều chỉnh quy chế thi.

Thứ hai, để tránh gian lận trong khâu chấm thi như năm 2018 không nên giao cho địa phương, mà nên tổ chức một số điểm chấm thi tập trung có sự giám sát chặt chẽ.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]