(vhds.baothanhhoa.vn) - Để đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định sáp nhập 3 trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) các huyện Nga Sơn, Thạch Thành và TX Bỉm Sơn vào 3 trường trung cấp nghề trên địa bàn các huyện, thị xã này. Sau một thời gian hoạt động, bên cạnh nhiều thuận lợi, việc sáp nhập cũng bộc lộ một số khó khăn cần được kịp thời tháo gỡ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sau sáp nhập các trường trung cấp nghề hoạt động ra sao?

Để đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã quyết định sáp nhập 3 trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) các huyện Nga Sơn, Thạch Thành và TX Bỉm Sơn vào 3 trường trung cấp nghề trên địa bàn các huyện, thị xã này. Sau một thời gian hoạt động, bên cạnh nhiều thuận lợi, việc sáp nhập cũng bộc lộ một số khó khăn cần được kịp thời tháo gỡ.

Từ chủ trương đúng

Thực hiện Đề án “Đổi tên, sáp nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố hoạt động trong lĩnh vực GDTX, dạy nghề, hướng nghiệp” của UBND tỉnh theo Quyết định số 2144, các trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh sẽ phải giải thể để sáp nhập vào TTGDTX. Trước khi thực hiện đề án, toàn tỉnh có 6 trường trung cấp nghề. Trong đó, đã sáp nhập 3 trường trung cấp nghề vào TTGDTX, còn lại 3 trường chưa sáp nhập thuộc huyện Nga Sơn, Thạch Thành, TX Bỉm Sơn. Qua thực tế kiểm tra, đánh giá của ngành chức năng, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, Thạch Thành và Bỉm Sơn đang hoạt động hiệu quả với số lượng lớn học sinh tuyển sinh hàng năm. Từ hiệu quả nhà trường mang lại, 3 địa phương trên đã có đề xuất giải thể TTGDTX để sáp nhập vào trường trung cấp nghề.

Quyết định sáp nhập các TTGDTX các huyện Nga Sơn, Bỉm Sơn và Thạch Thành vào các trường trung cấp nghề trên địa bàn là một chủ trương phù hợp để các trường trung cấp nghề đang hoạt động hiệu quả thực hiện tốt chức năng dạy nghề, giáo dục thường xuyên, tư vấn hướng nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực.

Trường Trung cấp nghề Nga Sơn trước khi sáp nhập với TTGDTX huyện Nga Sơn có 49 cán bộ, giáo viên (trong đó có 8 giáo viên biên chế), để thực hiện hoạt động đào tạo, nhà trường đã liên kết với 26 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tạo môi trường thực tập, hỗ trợ thiết bị thực hành, đảm bảo chohọc viên có môi trường thực hành tốt nhất.

Năm học 2019 - 2020, sau khi sáp nhập với TTGDTX huyện Nga Sơn, trường được bổ sung thêm cơ sở hạ tầng và 22 cán bộ biên chế từ TTGDTX huyện Nga Sơn; được Chính phủ hỗ trợ 46 bộ máy móc thiết bị hiện đại cho 2 ngành trọng điểm quốc gia là hàn và may thời trang. Hiện, nhà trường đang đào tạo cho trên 1.000 học sinh, sinh viên 3 hệ: trung cấp, sơ cấp và GDTX.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nga Sơn cho biết: Sau khi sáp nhập, chúng tôi không phải thuê giáo viên dạy văn hóa vì đã có đội ngũ giáo viên dạy văn hóa từ TTGDTX chuyển sang. Chúng tôi cũng được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường.

Cô giáo Phan Thị Dân - Giáo viên Vật lý, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn cho biết: Bản thân tôi cũng như tất cả các đồng nghiệp trong trường cảm thấy rất vui, sau sáp nhập công việc của chúng tôi rất ổn định, nhờ đó chúng tôi đều yên tâm công tác. Việc sáp nhập này phù hợp với tâm tư nguyện vọng của tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường.

Thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, TTGDTX các huyện Thạch Thành và TX Bỉm Sơn cũng được sáp nhập vào các trường trung cấp nghề trên địa bàn. Sau sáp nhập, các trường trung cấp nghề này là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND huyện, thị xã, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; mỗi trường có 1 hiệu trưởng và 1 phó hiệu trưởng. Do mới sáp nhập, số lượng cấp phó các trường có thể nhiều hơn nhưng không quá 3 cấp phó và hết năm học 2020 - 2021 phải đảm bảo số lượng phó hiệu trưởng theo đúng quy định.

Từ những năm 2015, Trung tâm GDTX TX Bỉm Sơn không tuyển được học sinh, nên khi thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về sáp nhập TTGDTX TX Bỉm Sơn với Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn, 4 giáo viên còn lại của trung tâm đã được cơ cấu nhiệm vụ sang Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn. Sau sáp nhập, ban giám hiệu nhà trường phối hợp với UBND TX Bỉm Sơn đã tiến hành kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức nhà trường với 46 cán bộ, giáo viên trong đó có 11 biên chế.

Ông Hứa Xuân Hương - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn cho biết: Sau khi sáp nhập xong, nhà trường đã kiện toàn lại toàn bộ công tác tổ chức cho phù hợp với quyết định của tỉnh để đảm bảo vị trí việc làm và phấn đấu đến năm 2021 nhà trường sẽ dần dần tự chủ và tự chủ hoàn toàn theo qui định lộ trình đến năm 2025.

Vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ

Ông Hứa Xuân Hương - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn cho biết: Sau khi sáp nhập, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn được tiếp nhận thêm cơ sở vật chất của TTGDTX cũ, tuy nhiên, do lâu ngày không sử dụng, phần lớn cơ sở vật chất, sân, tường rào đã xuống cấp cần phải được sửa chữa lại. Nhà trường đã tiến hành sửa chữa các hạng mục cần thiết để đảm bảo cho hoạt động dạy học của nhà trường, tuy nhiên, kinh phí sửa chữa đến nay vẫn đang nợ nhà thầu. Nhà trường mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kinh phí của TX Bỉm Sơn để hoàn trả kinh phí cho nhà thầu.

Cũng liên quan đến cơ sở vật chất nhà trường sau khi sáp nhập, Trường Trung cấp nghề Nga Sơn cũng được tiếp nhận cơ sở vật chất của Trường THPT Trần Phú, huyện Nga Sơn (sau khi nhà trường giải thể), do đó, về hệ thống phòng ốc, cơ sở hạ tầng chưa thực sự phù hợp với hoạt động của một trường trung cấp nghề cần nhà xưởng thực hành cho các ngành nghề đào tạo, ngoài ra việc đào tạo tại 2 cơ sở cũng khiến cho hoạt động của nhà trường gặp phải khó khăn.

Ngoài ra, để chủ trương sáp nhập đạt hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, GDTX của các nhà trường, cũng cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành liên quan tạo điều kiện về hạ tầng, vật chất để các trường nghề đổi mới phương pháp đào tạo, mở rộng chương trình liên kết doanh nghiệp, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quê hương, đất nước.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]