(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên 1,5 triệu người ở Thanh Hóa sẽ cần đến đào tạo nghề. Nguyên nhân là mỗi năm có thêm hàng trăm doanh nghiệp thành lập mới, nên nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề là rất lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đòi hỏi lao động phải có tay nghề vững, có khả năng làm việc được ngay. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã chủ động tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết đào tạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường liên kết đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

(VH&ĐS) Dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên 1,5 triệu người ở Thanh Hóa sẽ cần đến đào tạo nghề. Nguyên nhân là mỗi năm có thêm hàng trăm doanh nghiệp thành lập mới, nên nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề là rất lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đòi hỏi lao động phải có tay nghề vững, có khả năng làm việc được ngay. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã chủ động tìm kiếm doanh nghiệp để liên kết đào tạo.

Cũng như nhiều bạn học viên Khoa Cơ khí của Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa, theo chương trình liên kết đào tạo của nhà trường, học viên Lê Đức Quyết được thực tập tại Công ty Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Long (TP Thanh Hóa). Ban đầu, do chưa quen với công việc nên Quyết chỉ được làm những công việc đơn giản như: phụ làm sắt, vận chuyển vật liệu, hàn đính gá...; qua quá trình thực tế làm việc và học hỏi từ cán bộ công nhân nhà máy Quyết đã nhanh chóng tiếp cận và làm được nhiều việc khó hơn như : tiện, hàn, cắt hơi.

Lê Đức Quyết, Khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Trong quá trình thực tập ở Công ty Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Long em được tiếp xúc với môi trường lao động thực tiễn, lại được các anh chị trong công ty chỉ bảo nên em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và được bổ sung thêm nhiều kiến thức thực tế, đây sẽ là thuận lợi rất lớn cho chúng em sau khi ra trường.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát với thực tế, trong những năm qua Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh việc liên kết đào tạo với doanh nghiệp. Nhà trường hiện đang hợp tác với 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đưa học viên đến tham quan, kiến tập, thực tập, lao động nâng cao tay nghề. Học viên đi thực tập được trực tiếp tham gia sản xuất, nhiều doanh nghiệp còn cho các em làm việc như những công nhân thực thụ và hỗ trợ kinh phí.

Anh Phạm Văn Dũng - Phó GĐ Công ty CP Công nghiệp Tàu thủy Hoàng Long cho biết: Sau khi được thực tập tại nhà máy, 80 - 90 % các em học viên Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa và một số trường khác có thể thực hành được tương đương thợ bậc 3/7 của công ty. Các em có thể hiểu ý tổ trưởng giao việc và hoàn thành tốt việc được giao.

Ông Trần Văn Điện - Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và việc làm, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Thanh Hóa cho biết: Từ nhiều năm qua, nhà trường luôn chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực về khoa học kỹ thuật, về chuyên môn để tổ chức cho học sinh, sinh viên đến trải nghiệm thựctập sản xuất, đưa giáo viên đến học hỏi nâng cao kinh nghiệm, do đó chất lượng HS, SV sau tốt nghiệp của nhà trường có chất lượng tốt được các công ty tiếp nhận lao động hài lòng.

Học viên Trường Trung cấp nghề Nga Sơn đang thực tập tại xưởng.

Lớp may công nghiệp gồm 35 công nhân của Trường Trung cấp nghề huyện Nga Sơn là 1 trong 12 lớp học nghề trong khóa đào tạo của năm học 2016 - 2017 do nhà trường phối hợp với doanh nghiệp may xuất khẩu Winner ViNa (xã Nga Mỹ, huyện Nga Sơn) đào tạo. Đây là doanh nghiệp đang có nhu cầu lớn về công nhân may nên trong thời gian 3 tháng, học sinh sẽ được đào tạo những kỹ năng cơ bản nhất để có thể làm ra ngay sản phẩm cho doanh nghiệp. Trong thời gian học nghề, học sinh được doanh nghiệp hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Con số này sẽ tăng thêm 500 nghìnđồng trong tháng thứ3 và gấp đôi trong tháng thứ 4. Sau khi kết thúc khoá học, tất cả số học sinh thi đạt chất lượng sẽ được công ty nhận vào làm công nhân may ngay tại Nga Sơn và được công ty đảm bảo mọi chế độ, quyền lợi.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Nga Sơn cho biết: Hầu hết những ngành nghề đào tạo tại trường đều phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương và nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học văn phòng, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của các cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh; làm tốt công tác điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện, từ đó đào tạo nghề có địa chỉ cung ứng cho các doanh nghiệp trong khu kinh tế Nghi Sơn; Khu công nghiệp Vũng Áng; Công ty May Winner Vina, Công ty May Tiên Sơn... Hàng năm, nhà trường có trên 400 học viên sau khi hoàn thành khóa học được giới thiệu việc làm và tìm được việc làm ổn định, thu nhập khá.

Ngoài ra, để học viên sau khi ra trường hòa nhập tốt với môi trường làm việc mới, nhà trường còn thường xuyên trang bị cho học viên khả năng giao tiếp, ứng xử. Vì vậy, liên tục trong các năm qua Trường Trung cấp nghề Nga Sơn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua đào tạo nghề của tỉnh.

Theo khảo sát tại các trường dạy nghề có liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi ra trường có việc làm rất cao, đạt từ 90 đến 100%. Điều này khẳng định việc liên kết đào tạo giữa các trường nghề với doanh nghiệp, nhà sử dụng lao động là hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó, các trường nghề cũng cần chủ động nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng lao động.

Hạ Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]