(vhds.baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các lớp đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng bám sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương... Điều này đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên, nhất là thanh niên vùng nông thôn sau đào tạo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi nhận thức học nghề

Thời gian qua, các lớp đào tạo nghề cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng bám sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương... Điều này đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều thanh niên, nhất là thanh niên vùng nông thôn sau đào tạo.

Theo xu hướng thị trường

Cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi rất nhiều thói quen của con người, khiến nhu cầu của xã hội về việc làm cũng thay đổi theo. Do vậy, những năm gần đây các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa buộc phải thay đổi và đa dạng hóa các loại hình, ngành nghề đào tạo, trong đó chú trọng những ngành, nghề theo xu hướng thị trường.

Theo ông Nguyễn Văn Tuệ - Giám đốc Trung tâm tuyển sinh việc làm, Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa, đánh giá: Những năm trở lại đây, số lượng thanh niên đăng ký học nghề may công nghiệp giảm, lý do là bởi các doanh nghiệp, nhà máy sau tuyển dụng đều có chương trình đào tạo riêng theo nhu cầu của công ty, những công nhân may mặc không có nghĩa là phải giỏi kỹ thuật cắt, may mà chỉ cần nhuần nhuyễn một công đoạn. Mặt khác, các ngành nghề điện tử điện lạnh, cơ khí... thu hút đông thanh niên đăng ký đào tạo. Với những ngành nghề này chủ yếu thanh niên đăng ký tham gia hệ cao đẳng với tâm lý sau ra trường hành nghề chuyên nghiệp, khả năng tuyển dụng vào các doanh nghiệp lớn sẽ cao hơn.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Tuệ, để công tác đào tạo nghề luôn phát huy hiệu quả thì nhà trường thường xuyên kết nối với khoảng 40 doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp cả trong và ngoài tỉnh, nhằm tìm hiểu biến động thị trường lao động, dự đoán trước ngành nghề cho tương lai, từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Hiện tại, mỗi năm trường tuyển sinh khoảng 1.160 học sinh, sinh viên đào tạo 8 ngành nghề cơ bản, theo các hệ cao đẳng, trung cấp... Đồng thời, nhà trường được Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục đầu tư là 1 trong 88 trường cao đẳng chất lượng cao của cả nước cùng dự án 5 nghề trọng điểm.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa được biết: Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, trong quá trình học tập nhà trường gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc đưa học sinh, sinh viên đi thực tế; nhận phôi liệu của doanh nghiệp về cho học sinh, sinh viên thực hành theo hướng dẫn làm ra sản phẩm, giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp, mời doanh nhân tham gia giảng dạy và đào tạo. Hàng năm, nhà trường đều thực hiện khảo sát cho thấy tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đạt 85%, riêng nghề điện lạnh, cơ khí tỷ lệ có việc làm đạt 100%.

Học nghề công nghệ ô tô tại Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa.

Thay đổi nhận thức

Thực tế, xã hội đang dần quan tâm và đánh giá cao những người học nghề. Qua nhiều kênh thông tin truyền thông, nhiều người đã thấy được lợi ích thiết thực của phương thức học này và đánh giá đúng vai trò, vị trí của các trường nghề. Đây là lý do ngày càng nhiều học sinh chọn con đường học nghề, trong đó có nhiều học sinh khá giỏi.

Em Nguyễn Hoàng Long (thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa) hiện đang là sinh viên năm 2 của Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa. Với mong muốn sớm có công ăn việc làm khẳng định bản thân và giúp đỡ gia đình, dù học lực khá nhưng em vẫn quyết tâm thi tuyển sinh vào trường nghề. Em cho biết: "Chương trình đào tạo song song hoàn chỉnh văn hóa và học nghề nên đòi hỏi lượng kiến thức khá nhiều, nhất là chương trình học chuyên ngành về nghề. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các thầy cô, em đã biết cách tổ chức sắp xếp công việc học tập một cách khoa học, xây dựng cho mình tư duy tập trung trong việc nghiên cứu, làm đề án mô hình thực tế hóa từ các bài giảng. Hơn nữa chi phí học tập không quá cao, nếu chăm chỉ hết năm nhất em đã có thể tham gia làm việc tại công ty với mức hỗ trợ nhất định".

Còn đối với em Hoàng Gia Bảo (phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) sau khi vừa dự thi tốt nghiệp THTP em liền đăng ký đi học nghề công nghệ ô tô. Gia Bảo, cho biết: “Em có sở thích tìm hiểu về ô tô và mong muốn sau này sẽ trở thành thợ chuyên nghiệp công nghệ ô tô. Chính bố mẹ em đã khuyên nên đi học nghề thay vì thi vào trường đại học. Em thấy điều này rất đúng, bởi chứng kiến nhiều anh chị sau khi tốt nghiệp ra trường cầm tấm bằng đại học nhưng vẫn không thể xin được việc làm”.

Thực tế, phương thức vừa học vừa làm này sẽ giúp bạn trẻ vừa học nghề vừa học văn hóa, rút ngắn thời gian, sớm học nghề yêu thích lại tiết kiệm chi phí cho gia đình. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nghề còn gắn liền với thực tiễn, các ngành học không nặng về lý thuyết, chú trọng thực hành để các bạn ra trường có thể làm việc ngay, cơ hội nghề nghiệp rộng mở.

Vân Anh


Vân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]