(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Đến tháng 10/2016, Thanh Hóa có 1.171/2.093 trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG), chiếm tỉ lệ 56%, vượt chỉ tiêu kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra hơn 3%. Riêng năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có thêm 102 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia (vượt chỉ tiêu 45 trường). Việc xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nền tảng vững chắc để Thanh Hóa phát triển giáo dục.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực trạng và giải pháp xây dựng trường chuẩn Quốc gia (Bài cuối): Hướng tới mục tiêu 70% trường học đạt CQG vào năm 2020

(VH&ĐS) Đến tháng 10/2016, Thanh Hóa có 1.171/2.093 trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG), chiếm tỉ lệ 56%, vượt chỉ tiêu kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra hơn 3%. Riêng năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có thêm 102 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia (vượt chỉ tiêu 45 trường). Việc xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nền tảng vững chắc để Thanh Hóa phát triển giáo dục.

Tạo môi trường giáo dục hiện đại

Có thể nói, giai đoạn vừa qua Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực rất lớn để cải thiện điều kiện dạy và học cho các nhà trường. Theo đó, ngành GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và thực hiện hiệu quả nhiều đề án về phát triển giáo dục, trong đó có đề án: “Mở rộng, nâng cấp các trường THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020”. Cùng với đó là dự án đầu tư xây dựng các trường cận chuẩn quốc gia năm 2016 cho 10 trường THPT với tổng kinh phí 59,5 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng phòng học cho 4 trường THCS thuộc vùng bãi ngang ven biển với kinh phí trên 13 tỷ đồng; đưa vào sử dụng các công trình ở 8 trường THPT thuộc dự án giáo dục THPT giai đoạn 2 với tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng. Đặc biệt, với sự quan tâm của toàn xã hội, công tác xã hội hóa giáo dục ở Thanh Hóa tiếp tục thu được nhiều kết quả quan trọng. Năm học 2015 - 2016, các trường học trên địa bàn tỉnh đã huy động được trên 100 tỷ đồng (bình quân mỗi trường trên 50 triệu đồng) để tu sửa, nâng cấp, cải tạo nhỏ cơ sở vật chất, mua sắm các thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

Đến nay, Thanh Hóa đã có trên 25.000 phòng học được đầu tư xây dựng. Trong đó, số phòng học kiên cố, cao tầng chiếm tỷ lệ 86%. Sau nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, các địa phương trong tỉnh đều thấy rõ sự đổi thay về diện mạo và chất lượng giáo dục.

Trường THPT Đông Sơn I, trường chuẩn Quốc gia của huyện Đông Sơn.

Ông Vũ Mỹ Long - Phó Chánh văn phòng, Sở GD&ĐT cho biết: “Việc thực hiện công tác xây dựng trường CQG đã mang lại điều kiện tốt cho học sinh thông qua việc tạo ra môi trường dạy và học tốt nhất, các em được tiếp cận các phương pháp giáo dục tiên tiến, trong đó các em là chủ thể. Xây dựng trường chuẩn cũng là yếu tố giúp chất lượng giáo dục toàn diện cũng như mũi nhọn của tỉnh phát triển mạnh trong thời gian qua.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn ở cơ sở, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã hướng dẫn cho các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện, với lộ trình, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể từng năm. Sở cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp bàn với các địa phương để cùng tháo gỡ khó khăn trong công tác xây chuẩn.

Phấn đấu đến năm 2020 Thanh Hóa có 70% trường đạt CQG

Công tác xây dựng trường chuẩn những năm tiếp theo còn rất nhiều khó khăn mang tính đặc thù như: Quy mô trường lớp rất đa dạng, phân bố không đều. Mức độ phát triển và chất lượng giáo dục giữa các trường, các khu vực, vùng miền chưa đồng đều. Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trong các trường học tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, quỹ đất dành cho phát triển giáo dục ở một số huyện, thị, thành phố… còn thiếu. Đặc biệt, những trường có khả năng đạt chuẩn đã được các địa phương quan tâm đầu tư để đạt chuẩn, những trường còn lại gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt…

Để đạt được mục tiêu, kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra: đến năm 2020 có 70% số trường đạt CQG đòi hỏi sự nỗ lực và tăng tốc của tất cả các địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Trong đó nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn đã được các địa phương vạch ra cụ thể.

Ông Chu Quang Phúc - Trường Phòng GD&ĐT Đông Sơn cho biết: Trong thời gian tới, huyện Đông Sơn sẽ tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, phát huy vai trò tự chủ, năng động, sáng tạo của các đơn vị trường học trong xây dựng trường CQG; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục... phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện có 98% số trường học đạt CQG.

Để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc danh hiệu trường CQG, theo ông Lê Đức Hạnh - Trưởng phòng GD&ĐT Thiệu Hóa thì: Phải tăng cường đầu tư đồng bộ cả 5 tiêu chí trường CQG, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho các nhà trường đưa ra các lộ trình và giải pháp đạt được các tiêu chí của trường chuẩn. Nhờ có sự phối hợp đồng bộ, nhuần nhuyễn, đến nay huyện Thiệu Hóa đã có trên 69,3% số trường đạt CQG.

Nhìn vào nhiệm vụ xây dựng trường CQG những năm tiếp theo, rất cần sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở để nhiệm vụ xây dựng trường CQG ở Thanh Hóa tiếp tục giữ vững tiến độ tăng vượt trội, tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục theo tinh thần Nghị quyết số 29 về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”.

Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]