(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo phản ánh, vào ngày 5/11/2020, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân có Quyết định số 2245/QĐ-UBND về việc thu hồi kinh phí của các đơn vị năm ngân sách 2020 theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ. Tổng kinh phí tạm thu hồi 6 tháng tại các đơn vị trên địa bàn huyện là hơn 7,6 tỷ đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thường Xuân: Giáo viên lo lắng khi bị thu hồi tiền hỗ trợ

Theo phản ánh, vào ngày 5/11/2020, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân có Quyết định số 2245/QĐ-UBND về việc thu hồi kinh phí của các đơn vị năm ngân sách 2020 theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ. Tổng kinh phí tạm thu hồi 6 tháng tại các đơn vị trên địa bàn huyện là hơn 7,6 tỷ đồng.

Nhiều giáo viên đang công tác tại một số xã, thị trấn của huyện miền núi Thường Xuân tỏ ra hoang mang sau khi UBND huyện Thường Xuân có quyết định thu hồi tiền hỗ trợ theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ, bởi theo họ, mặc dù không phản đối việc bị truy thu tiền trợ cấp đã được nhận, tuy nhiên số tiền này đã chi tiêu hết, nếu bị truy thu một lúc sẽ khiến đời sống của giáo viên bỗng chốc rơi vào khó khăn, nợ nần.

Thầy giáo Lê Đình Hòa - Hiệu trưởng Trường THCS Xuân Dương (Thường Xuân) cho biết: Nhà trường hiện có 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì cả 30 người đều thuộc diện bị thu hồi tiền hỗ trợ theo chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Số tiền bị truy thu từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2020.

Thầy Lê Đình Hòa cho biết thêm: Tổng số tiền bị truy thu của CB,GV,NV nhà trường là 99 triệu đồng/tháng. Như vậy 9 tháng tương đương 891 triệu đồng. Người bị truy thu nhiều nhất trong trường là 8,6 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, nhà trường có những nhân viên hiện có mức lương 3 triệu đồng/tháng, nếu bị cắt tiền hỗ trợ thu hút và truy thu, mức lương của những nhân viên này chỉ còn 800.000 đồng/tháng, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ. Trong khi đó, sau khi nhận tiền lương và tiền hỗ trợ hàng tháng, phần lớn CB, GV, NV đã chi tiêu hết trong sinh hoạt gia đình, thậm chí nhiều người hiện đang còn khoản vay ngân hàng. Nếu thu hồi trong thời gian ngắn thì phần đa không có tiền để trả, kinh tế gia đình cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

100% CB,GV,NV của Trường THPT Xuân Dương (Thường Xuân) đều thuộc diện bị truy thu tiền hỗ trợ.

Theo ghi nhận của PV, hầu hết các giáo viên đang công tác tại 8 xã không thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân gồm xã Lương Sơn, Ngọc Phụng, Xuân Cẩm (cũ), Luận Thành, Xuân Cao, Thọ Thanh, Xuân Dương và thị trấn Thường Xuân đều thuộc diện bị thu hồi tiền hỗ trợ. Trung bình mỗi cán bộ, giáo viên sẽ phải nộp lại số tiền từ gần 2 triệu đồng đến hơn 15 triệu đồng/tháng, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như việc thực hiện nghĩa vụ đối với các khoản vay ngân hàng của nhiều CB,GV, NV.

Cô giáo Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Dương (Thường Xuân) chia sẻ: 44 CB,GV, NV của nhà trường đều hoàn toàn nhất trí với việc thu hồi kinh phí theo quy định. Tuy nhiên, các giáo viên đề nghị UBND huyện Thường Xuân giãn cách thời gian thu hồi hoặc thu hồi theo lộ trình cụ thể để giáo viên có thể xoay sở, hoạch định lại kế hoạch chi tiêu, trả nợ. Bởi, nếu trừ tiền bị thu hồi, mỗi tháng các giáo viên mầm non còn được hưởng lương thực tế trên dưới 2 triệu đồng. Trong khi đó, phần đa CB,GV,NV nhà trường đều có kinh tế khó khăn, bán nông nghiệp..., được hưởng chế độ rồi lại bị thu hồi không chỉ làm cho giáo viên cảm thấy rất hụt hẫng, mà còn bị ảnh hưởng đến đời sống, vật chất,tinh thần của giáo viên.

Trao đổi với PV, ông Ngô Văn Tường - Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch UBND huyện Thường Xuân cho biết, việc thu hồi kinh phí theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo là đúng với văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ Thanh Hóa. Ngay sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ vào ngày 3/9/2020, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân cũng đã ra văn bản về việc tạm dừng thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại 8 xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582/QĐ-TTg của Chính phủ kể từ ngày 1/9/2020. Tính từ tháng 12/2019 đến tháng 8/2020, số tiền huyện đã chi hỗ trợ cho giáo viên, cán bộ công chức, viên chức khá lớn nên việc thu hồi rất khó khăn. Hiện nay, UBND huyện Thường Xuân đang họp bàn phương án giãn cách thời gian thu hồi cho phù hợp. Liên quan đến các đối tượng đang có khoản vay ngân hàng, phòng cũng đang tổng hợp báo cáo UBND huyện để sớm có hướng chỉ đạo chung.

Thực tế, các giáo viên không vay, cũng không xin tiền hỗ trợ, việc không những bị cắt mà còn bị truy thu tiền hỗ trợ đã được nhận trước đó khiến tâm lý bị xáo trộn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, nhiều giáo viên bày tỏ mong muốn không bị truy thu số tiền đã được nhận hoặc được miễn giảm không bị truy thu tiền những tháng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 để giáo viên có điều kiện ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]