(vhds.baothanhhoa.vn) - Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa được khởi dựng từ Trường Sơ cấp Văn hóa nghệ thuật (VHNT) vào năm 1967; nâng cấp thành Trường Trung học VHNT 1978, Cao đẳng VHNT năm 2004 đã khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường liên tục được đổi mới và nâng cao. Đến năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Trường Đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không chỉ được quy hoạch cho xứ Thanh mà cả vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng của quá trình gần 50 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa - 50 năm xây dựng và phát triển

Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa được khởi dựng từ Trường Sơ cấp Văn hóa nghệ thuật (VHNT) vào năm 1967; nâng cấp thành Trường Trung học VHNT 1978, Cao đẳng VHNT năm 2004 đã khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường liên tục được đổi mới và nâng cao. Đến năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Trường Đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không chỉ được quy hoạch cho xứ Thanh mà cả vùng Nam sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng của quá trình gần 50 năm xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Trong 50 năm qua, nhà trường luôn chú trọng xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, xem đây là yếu tố căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện tại, tổng số CBGV của nhà trường là 212 người, trong đó có 02 PGS, 33 TS, 157 thạc sỹ. Ngoài ra, nhà trường còn có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm nhiều GS, PGS, TS, chuyên gia là các nhà khoa học thuộc các viện nghiên cứu; các trường đại học; cơ quan du lịch, văn hóa, thể dục, thể thao trong nước; các giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhà trường có 9 khoa; 17 phòng, ban và trung tâm và có 22 ngành đào tạo gồm: 01 ngành cao học (Quản lý văn hóa); 17 ngành đại học (Quản lý Nhà nước, Luật, Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành, Giáo dục Mầm non, Ngôn ngữ Anh, Công tác xã hội, Quản lý Văn hóa, Thông tin học, Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch), Quản trị Khách sạn, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế Thời trang, Đồ họa, Hội họa, Thanh nhạc, Quản lý TDTT) và 3 ngành trung cấp năng khiếu: Thanh nhạc, Nhạc cụ phương Tây, Hội họa; được Tổng cục Du lịch cấp phép đào tạo cấp chứng chỉ Hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn quốc gia, với quy mô hơn 4.000 HSSV, học viên đến từ 11 tỉnh thành và lưu học sinh Lào đang học tập và rèn luyện, đưa nhà trường đứng vị trí thứ 2 về số lượng HSSV, học viên trong hệ thống các trường Đại học VHNT của cả nước.

Đoàn cán bộ lãnh đạo Trường Đại học VH,TT&DL ký biên bản hợp tác đào tạo với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào tháng 3.2017.jpg

Đoàn cán bộ lãnh đạo Trường Đại học VH,TT&DL ký biên bản hợp tác đào tạo với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào tháng 3.2017.

Để nâng cao chất lượng giảng viên, nhà trường chú trọng thực hiện các giải pháp: có cơ chế, chính sách thu hút giảng viên có trình độ tiến sĩ ngoài trường; kiểm tra, đánh giá chất lượng đề cương chi tiết, bài giảng; tổ chức dự giờ; mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy đại học; cử giảng viên học tiến sĩ trong và ngoài nước...

Hiện nay, nhà trường đã ký kết hợp tác với các Trường Đại học Minscat -Philippin; Đại học Zielona Gora - Ba Lan; Đại học Nakhon Phanom - Thái Lan; Đại học Quản trị Kinh doanh Thụy Sĩ và Học viện Quản trị Du lịch Thụy Sĩ ... để triển khai hợp tác NCKH, trao đổi giảng viên, sinh viên, học viên và kinh nghiệm quản trị đại học. Đặc biệt, từ năm học 2015 - 2016, Trường Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa đã ký kết hợp tác toàn diện với Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Xiêng Khoảng (nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) về việc đào tạo sinh viên, học viên cao học và cán bộ cho nước bạn.

Nhà trường có hai cơ sở đào tạo: cơ sở 1, số 561 đường Quang Trung 3, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa với 70.500 m2, gồm 3 khu giảng đường với 75 phòng học lý luận và thực hành. Cơ sở 2, số 20, đường Nguyễn Du, phường Điện Biên, TP. Thanh Hóa với 5.000 m2. Ngoài hệ thống cơ sở vật chất hiện có, nhà trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đầu tư dự án xây dựng giai đoạn 2 tại cơ sở 1 và đang triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020 với các hạng mục: nhà Biểu diễn - Hội trường, khu thực hành thể dục thể thao, Trung tâm Thực hành khách sạn, nhà hàng và nhà đa năng.

Nhìn lại chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương, nền nếp, minh bạch, hiệu quả; phát triển đội ngũ CBGV đáp ứng nhu cầu phát triển; đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh công tác NCKH và hợp tác quốc tế; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và học... Các thế hệ HSSV của nhà trường đã góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho ngành VHTT, đội ngũ giáo viên sư phạm nghệ thuật của tỉnh. Đặc biệt, trong nhiều năm qua HSSV của nhà trường liên tục đạt giải cao tại các hội thi tiếng hát HSSV các trường chuyên nghiệp, các trường VHNT toàn quốc; Liên hoan tiếng hát truyền hình - Sao Mai (1 giải Nhất và 1 giải Nhì”, với những tên tuổi nghệ sỹ đã trở nên quên thuộc, được công chúng cả nước mến mộ như: Anh Thơ, Lương Huy, Quang Tám, Phương Linh, Thanh Huyền, Hoàng Thủy...; Hội thi Hướng dẫn viên du lịch; triển lãm mỹ thuật cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế. Nhiều công trình NCKH đã được ghi nhận. Có thể khẳng định, đây là một trong những cái nôi ươm mầm và chắp cánh cho nhiều tài năng VHNT của quê hương, đất nước.

Với những thành tích và kết quả đạt được, nhà trường đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba (2002), hạng Nhì (2008), hạng Nhất (2013),...

Phát huy truyền thống 50 năm xây dựng và phát triển, với phương châm: “Nuôi dưỡng đam mê, khuyến khích sáng tạo, tôn trọng khác biệt, hài hòa phát triển”, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của tỉnh và của Bộ GD&ĐT, cùng với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, thi đua, lao động sáng tạo của tập thể CBGV và HSSV, học viên, Trường Đại học VH,TT&DL luôn xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho HS, SV lựa chọn học tập và rèn luyện của xứ Thanh, khu vực Nam sông Hồng - Bắc Trung Bộ và cả nước, góp phần vào tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Công Quang


Công Quang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]