(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngôi trường được mang tên danh nhân Lê Viết Tạo - người xứ Thanh cuối cùng đỗ đại khoa, sau 13 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Lê Viết Tạo luôn nỗ lực vượt khó vươn lên, đã và đang khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện trên vùng đất hiếu học Hoằng Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường THPT Lê Viết Tạo: Vượt khó, đẩy mạnh cuộc vận động thi đua của ngành

(VH&ĐS) Ngôi trường được mang tên danh nhân Lê Viết Tạo - người xứ Thanh cuối cùng đỗ đại khoa, sau 13 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Lê Viết Tạo luôn nỗ lực vượt khó vươn lên, đã và đang khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện trên vùng đất hiếu học Hoằng Hóa.

Năm 2003, trước yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục Hoằng Hóa, Trường THPT Lê Viết Tạo ra đời. Trường nằm trên xã Hoằng Đạo, hoạt động theo mô hình bán công, thu hút số lượng học sinh của con em các xã vùng trung tâm của huyện có điểm thi sát với trường THPT công lập. Trường được xây dựng trong khuôn viên khá rộng 17.000m2 với 1 nhà hiệu bộ, 1 dãy nhà 3 tầng có 18 phòng học được lắp đặt máy chiếu phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò.

Nếu giai đoạn trước năm 2010, trường hoạt động theo mô hình bán công, có năm học lên tới 36 lớp với gần 2.000 học sinh nhưng từ năm 2010 đến nay do việc chuyển đổi sang công lập nên số lớp hạn chế dần, học sinh đã giảm. Năm học 2016 - 2017, quy mô của trường chỉ còn 13 lớp với 517 học sinh, riêng lớp 10 có 208 em, trong khi nhà trường có tới 52 cán bộ, giáo viên, trong đó có 14 thạc sĩ, 8 giáo viên đang theo học sau đại học. Đội ngũ này có thể đáp ứng quy mô lớp học nhiều hơn. Do tuyển sinh lớp 10 mỗi năm đều giảm nên đã dư tới 24 giáo viên và 1 cán bộ quản lý (vì là trường hạng 3).

Tuy tuyển sinh đầu vào thấp so với các trường khác, nhưng nhờ tích cực đổi mới phương pháp dạy học, trường đã đạt được nhiều kết quả trong giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn, đặc biệt là việc xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo yêu cầu chuẩn theo quy định của ngành. Trường đã có nhiều giáo viên giỏi, cán bộ quản lý đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cơ sở. Trường có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn văn hóa, giải khéo tay kĩ thuật và giải thể dục, giáo dục quốc phòng. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hơn 98%. Các tổ chức đoàn thể hoạt động hiệu quả.

Giáo sư Lê Viết Ly đang trao đổi với BGH, thầy cô giáo nhà trường tiếp tục đổi mới giáo dục.

Năm học 2015-2016, mặc dù cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng nhà trường đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nên đã có 100% giáo viên có máy tính xách tay, giảng dạy bằng giáo án điện tử... Bên cạnh đó là việc chú trọng công tác thi đua khen thưởng, nhất là những học sinh nghèo vượt khó nên đã động viên giáo viên và học sinh vươn lên dạy tốt, học tốt. Kết quả năm học có hơn 74% học sinh đạt hạnh kiểm tốt, gần 19% học sinh đạt hạnh kiểm khá; 2,9% học sinh đạt loại giỏi, hơn 42% học sinh đạt loại khá. Chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên so với năm học trước.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 29 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Phó hiệu trưởng Chu Đình Hòa cho biết: Năm học 2016 - 2017, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua của ngành, gắn với cuộc vận động “Làm theo lời Bác”, chú trọng xây dựng “Nguồn học liệu mở”, dạy học phân hóa theo năng lực học sinh, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh. Thực tế từ ngày thành lập đến nay nhà trường chưa được đầu tư thêm về cơ sở vật chất nào. Một số trang thiết bị đã được mua sắm trước đây đã lạc hậu. Mặc dù ngôi trường mang tên danh nhân Lê Viết Tạo, có sự đóng góp vật chất của gia đình giáo sư Lê Viết Ly nhưng so yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục vẫn còn hạn chế. Vì thế nhà trường rất mong sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất của tỉnh và huyện trong việc xây dựng các phòng chức năng, phòng thí nghiệm, khuôn viên nhà trường để sớm đạt trường chuẩn Quốc gia. Đồng thời, Sở GD&ĐT cần tăng số lớp, tuyển sinh đầu vào lớp 10 hàng năm cho trường; sớm điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên dôi dư cho các trường còn thiếu...

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]