(vhds.baothanhhoa.vn) - Được thành lập từ năm 1958, trải qua 6 thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa (Trường TCNTMDLTH) đã có những đóng góp quan trọng đào tạo nhiều thế hệ sinh viên phục vụ phát triển "Ngành công nghiệp không khói" tỉnh Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trường trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa: 60 năm đồng hành cùng ngành "Công nghiệp không khói" tỉnh Thanh

Được thành lập từ năm 1958, trải qua 6 thập kỷ xây dựng và phát triển, Trường trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa (Trường TCNTMDLTH) đã có những đóng góp quan trọng đào tạo nhiều thế hệ sinh viên phục vụ phát triển "Ngành công nghiệp không khói" tỉnh Thanh.

Về thăm Trường trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa những ngày này, không khí thi đua của cả thầy và trò lập thành tích cao nhất chào mừng kỉ niệm 60 năm thành lập trường, khai giảng năm học mới và lễ tri ân các thầy cô 20/11 càng thêm khí thế.

Quang cảnh nhà trường những ngày kỷ niệm.

Chứng kiến sự chăm chú trong giờ học thực hành về kỹ thuật chế biến món ăn của sinh viên lớp K20A dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Mai - trưởng khoa du lịch của trường càng thấy thêm niềm tự hào của ngôi trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển du lịch của tỉnh Thanh. Sinh viên Hồ Đức Tâm - TP. Thanh Hóa cho biết: Sau 2 năm, em đã học được nhiều thứ, biết thêm nhiều cách làm công thức nấu các món ăn ngon và học nhiều kinh nghiệm từ bạn bè, thầy cô. Em đang làm thêm tại khách sạn Center với mức lương hơn 4 triệu/tháng giúp em trang trải cuộc sống.

Cô giáo Phạm Thị Mai cho biết: Để có những tiết học thực hành hiệu quả, giáo án phải được cập nhật theo sự phát triển của thị trường cũng như đặc thù phát triển du lịch Thanh Hóa. Làm sao sau khi ra trường các em làm tốt được công việc ngay. Do đó nhà trường luôn đổi mới và đa dạng hóa các loại hình đào tạo từ nghiệp vụ nhà hàng, lễ tân đến pha chế đồ uống. Đối với môn thực hành chế biến món ăn phải phong phú thực đơn đáp ứng được phụ vụ nhà hàng, các doanh nghiệp, tập thể và gia đình. Vì thế sau khi ra trường có tới hơn 90% các em có việc làm ngay và mức lương tương đối ổn định nên nhà trường đã thu hút học sinh, sinh viên ngày càng nhiều hơn.

Cô giáo Phạm Thị Mai đang hướng dẫn sinh viên kĩ thuật chế biến món ăn.

Trường TCNTMDLTH tiền thân là trường hợp tác xã mua bán, sau đó do nhu cầu phát triển đào tạo nguồn nhân lực nên đã sáp nhập và đổi thành tên khác nhau và nay là Trường TCNTMDLTH. Hiện, trường là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Công thương Thanh Hóa. Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo trung cấp nghề, sơ cấp nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động, nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật công nghệ, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Sáu thập kỉ xây dựng và trưởng thành, nay trường đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng là trường TCN hạng 1 trong hệ thống các trường TCN công lập của tỉnh và đã được Bộ LĐ,TB&XH chọn đầu tư phát triển 2 nghề trọng điểm quốc gia: kĩ thuật chế biến món ăn và nghiệp vụ nhà hàng từ năm 2011 đến nay. Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ đại học và trên đại học 65 người chiếm tỷ lệ hơn 94%, còn lại là lao động có trình độ trung cấp nghề và bằng nghề. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, từ năm 2015 - 2017 số lượng học sinh, sinh viên trường đã đào tạo 6.591, trong đó hệ trung cấp là 1.226 học viên, sinh viên, hệ sơ cấp hơn 900, dạy nghề thường xuyên (đào tạo dưới 3 tháng 4.421 học sinh, sinh viên).

Riêng chuyên ngành du lịch đã có gần 2.000 học viên, sinh viên ra trường. Hình thức đào tạo hệ trung cấp, sơ cấp này đa dạng. Phương pháp đào tạo theo hình thức chính quy tập trung. Tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm ổn định luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong các cuộc thi chuyên ngành cấp tỉnh và Trung ương nhà trường luôn đạt giải cao. Trường được nhiều cấp bộ, trung ương và tỉnh tặng Bằng khen. Năm 2012 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Hiệu trưởng nhà trường: Lương Văn Sinh.

Có được kết quả trên theo hiệu trưởng Lương Văn Sinh cho biết: Trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng cùng đào tạo ngành nghề trùng với nhà trường nên sức ép cạnh tranh là rất lớn nhưng nhà trường lại có lợi thế: nằm ở xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa địa bàn rộng, đào tạo đa dạng các ngành nghề, thời gian phù hợp.

Thực tiễn hiện nay "Thầy nhiều hơn thợ" nên thừa rất nhiều sinh viên ra trường. Hơn nữa xu hướng ngành "Công nghiệp không khói" của đất nước đang phát triển mạnh. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã đưa chương trình phát triển du lịch là 1/5 chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của tỉnh. Như vậy nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường là rất lớn. Để bám sát với yêu cầu thực tiễn đề ra bên cạnh đổi mới công tác tuyển sinh thu hút đầu vào, nhà trường còn nâng cao chất lượng đào tạo liên kết liên doanh với các doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước giúp học sinh, sinh viên có cơ hội nâng cao tay nghề và tìm kiếm việc làm...

Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường.

Cũng theo ông hiện nhà trường đang hoàn thiện công tác tổ chức, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cải cách công tác hành chính nhằm phục vụ tốt công tác tuyển sinh, đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đa dạng các loại hình đào tạo, tiếp tục phối hợp với sở, ban, ngành liên quan, các tập đoàn, doanh nghiệp trong công tác đánh giá chất lượng đào tạo, tuyển sinh và sử dụng học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp và phấn đấu sớm trở thành Trường Cao đẳng Nghề du lịch thương mại Thanh Hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho "Ngành công nghiệp không khói" tỉnh Thanh Hóa...

Thúy Hòa


Thúy Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]