(vhds.baothanhhoa.vn) - Hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững cũng như đáp ứng yêu cầu về chất lượng thực phẩm ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, đòi hỏi những nhà sản xuất phải tìm hướng đi mới trên đồng ruộng của mình, nhiều địa phương đã gắn việc đảm bảo ATTP với bảo vệ môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa đảm bảo ATTP gắn với bảo vệ môi trường

Hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững cũng như đáp ứng yêu cầu về chất lượng thực phẩm ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, đòi hỏi những nhà sản xuất phải tìm hướng đi mới trên đồng ruộng của mình, nhiều địa phương đã gắn việc đảm bảo ATTP với bảo vệ môi trường.

Trong những năm qua, việc đảm bảo ATTP và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đang tồn tại nhiều bất cập, như việc pha chế, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; môi trường sống và nguồn nước sinh hoạt ngày càng ô nhiễm; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi... đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi hành động của người nông dân là mấu chốt để hướng đến nền nông nghiệp sạch.

Thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo ATTP đến năm 2020, thời gian qua các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kết hợp với xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả. Theo đó, hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xuất bản hơn 6.000 bản tin “Nông dân Thanh Hóa” chuyển tải nhiều nội dung về công tác bảo đảm vệ sinh ATTP tới 629 cơ sở hội; khuyến khích hội viên ứng dụng các chế phẩm sinh học trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản nông sản; phát hiện, tố giác kịp thời những đơn vị, cá nhân, hộ gia đình vận chuyển, tàng trữ và sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm...

Nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn đang đi theo hướng an toàn sinh học.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Nhân (thôn 6, Đông Hoàng, Đông Sơn) là điển hình trong phát triển trang trại tổng hợp kết hợp chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Với mô hình chăn nuôi khép kín hoàn toàn từ lúc lợn sinh ra cho đến khi lợn đạt hơn 1 tạ xuất ra thị trường, trang trại của ông luôn duy trì khoảng 3.000 con lợn thương phẩm và là một trong những địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm uy tín, thương hiệu trên địa bàn. Chăn nuôi theo hướng sinh học, lợn con 2 tháng đầu mới tách mẹ, sau đó được nuôi theo chế độ dinh dưỡng riêng nhằm tăng cường sức đề kháng. Khi đã đủ lớn lợn tách ra khu riêng được nuôi hoàn toàn bằng chế phẩm sinh học. Trong đó, việc phối trộn thức ăn đóng vai trò quyết định tới sự sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh của đàn lợn. Ông Nhân không áp dụng theo một công thức cứng nhắc, tùy theo từng thời điểm có cách phối trộn thức ăn riêng để đàn lợn đảm bảo sinh trưởng, phát triển tốt và hạ được giá thành thức ăn đầu vào.

Theo ông Nhân, mô hình chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học đã xử lý triệt để chất thải từ phân heo, không gây hôi thối, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt gia đình, rút ngắn thời gian khoảng 1 tháng so với nuôi heo chuồng dội nước (nền xi măng) như trước đây. Hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với nuôi truyền thống. Hiện tại, sản phẩm thịt lợn hữu cơ của gia đình ông được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh.

Còn tại xã Dân Lý (Triệu Sơn) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm trong trồng trọt, năm 2016, Hội nông dân xã đã đứng ra vận động hội viên xây dựng mô hình trồng rau an toàn với diện tích 2 ha. Đến nay, mô hình được nhân rộng lên 4 ha, với 80 gia đình hội viên tham gia, cho thu nhập bình quân 150 triệu đồng/ha/ năm. Tham gia mô hình, hầu hết các hộ nông dân đều đã thay đổi thói quen lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu.

Được biết, trong thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục triển khai chương trình phối hợp của Chính phủ với Hội nông dân, Hội phụ nữ Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020, gắn với xây dựng mô hình xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí vệ sinh ATTP. Bên cạnh đó, các cấp hội sẽ khuyến khích, nhân rộng các mô hình ứng dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác và hợp tác xã để giúp nông dân liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kiến thức và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp với các ban, ngành liên quan để tổ chức hệ thống phân phối, quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Phan Vân


Phan Vân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]