(vhds.baothanhhoa.vn) - Đó là việc hàng loạt hộ dân trồng mía xã Công Chính, huyện Nông Cống sau khi cân bán mía niên vụ (2018 - 2019) cho Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống suốt một thời gian dài nhưng vẫn không được thanh toán. Nguy cơ những giọt mồ hôi, nước mắt của người nông dân đang bị chính doanh nghiệp thu mua “ăn quỵt”?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bao giờ người nông dân được thanh toán tiền mía?

Đó là việc hàng loạt hộ dân trồng mía xã Công Chính, huyện Nông Cống sau khi cân bán mía niên vụ (2018 - 2019) cho Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống suốt một thời gian dài nhưng vẫn không được thanh toán. Nguy cơ những giọt mồ hôi, nước mắt của người nông dân đang bị chính doanh nghiệp thu mua “ăn quỵt”?

Hàng chục hộ dân trồng mía của huyện Nông Cống đã làm đơn “cầu cứu” gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Bán cho công ty nhưng không được trả tiền

Không khỏi xót xa cho những hộ dân xã Công Chính, huyện Nông Cống những ngày này, cái tết cận kề nhưng gặp ai cũng thất thần, lo lắng. Không biết đến bao giờ những giọt mồ hôi, nước mắt trong niên vụ mía vừa qua của người dân mới được doanh nghiệp thanh toán. Việc chưng sắm tết chưa bàn tới mà cái phải lo trước mắt là tiền đóng học của con cái, tiền ăn, uống của mỗi gia đình đang ghì níu người dân nghèo.

Không có tiền cũng khiến người nông dân nơi đây không biết lấy gì để đầu tư gối vụ và hoang mang không biết có nên tiếp tục gắn bó với cây mía?!

Hộ ông Dương Thanh Nhẫn - một trong số những hộ trồng mía sau khi thu hoạch cân bán cho Công ty Mía đường Nông Cống đến nay vẫn đang ngóng tiền từng ngày cho biết: Để gắn bó với cây mía nguyên liệu, gia đình ông đã phải thuê đất của nông trường với giá cao, phải bỏ tiền túi ra thuê nhân công, đầu tư phân bón, giống má... nhưng cuối cùng cái kết cho ông cũng như nhiều hộ dân khác là kêu đòi mòn mỏi cũng không được công ty thanh toán tiền.

“Sản phẩm họ đã thu mua đã sinh lợi cho công ty, còn người nông dân mồ hôi nước mắt bán đi lại không được thu tiền về”, ông Nhẫn thở dài. Cũng theo ông Nhẫn, việc đầu tư đến khi thu hoạch lại không lấy được tiền khiến gia đình ông đang lâm cảnh nợ nần chồng chất.

Thực tế trên theo tìm hiểu của chúng tôi không phải là trường hợp của riêng hộ ông Nhẫn, nhiều hộ dân khó khăn nơi đây cùng chung thực trạng. Chưa lúc nào, niềm tin vào cây mía lại thấp như lúc này.

Cầu cứu ai?

Đâu là căn nguyên khiến người nông dân lâm cảnh khốn đốn trên. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, hàng trăm hộ dân thuê đất của Nông trường Yên Mỹ, nay là Công ty TNHH 2 thành viên ứng dụng Công nghệ cao Nông nghiệp và Thực phẩm sữa Yên Mỹ (gọi tắt là Công ty Yên Mỹ) để trồng mía với giá hơn 3,3 triệu đồng/ha/năm.

Ngày 25/6/2018, Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống ký hợp đồng với 5 người đại diện là đội trưởng các đội sản xuất (đại diện cho các hộ dân trồng mía xã Công Chính) về việc trồng và thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2018 - 2019. Sau khi vụ ép kết thúc, Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống sẽ thanh toán tiền cho 5 chủ hợp đồng là đại diện cho các hộ sản xuất để thanh toán cho người nông dân.

Thế nhưng, từ sau ngày kết thúc thu hoạch mía ngày 4/4/2019 đến nay Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống khước từ thanh toán số tiền 2,9 tỷ đồng như hợp đồng đã thỏa thuận, ký kết với lý do 5 người đại diện ký hợp đồng là 5 đội trưởng sản xuất của Công ty Yên Mỹ và công ty này đang nợ Công ty Cổ phần Mía đường Nông Cống 2,2 tỷ đồng. Điều đó đồng nghĩa những thành quả từ mồ hôi, nước mắt của người dân giờ đây bị lôi ra để “gạt nợ” giữa 2 công ty.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: “Trước những bức xúc của người dân phản ánh, buổi làm việc ngày 3/10 có đại diện chính quyền huyện Nông Cống, người dân xã Công Chính và phía hai công ty đã tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, tại buổi làm việc hai công ty vẫn không tìm được tiếng nói chung.

Quan điểm của huyện là người dân không nợ, do đó phải thanh toán tiền cho người dân. Được biết, đến lúc này hàng chục hộ dân trồng mía của huyện đã làm đơn “cầu cứu” gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]