(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh: Tạo sự đột phá về chỉ số PCI

(VH&ĐS) Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 02 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đã được cải thiện rõ nét; quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn ngày càng được củng cố và mở rộng, thu hút đầu tư đạt kết quả tích cực, số lượng các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, đến tìm cơ hội đầu tư vào Thanh Hóa ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các dự án hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ lớn, quan trọng hoàn thành hoặc đang đầu tư đã làm thay đổi rõ rệt diện mạo của tỉnh.

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 02, Thanh Hóa đã triển khai thực hiện 213 dự án quy hoạch; quy hoạch mở rộng KKT Nghi Sơn lên 106.000 ha; hoàn thành 100% quy hoạch chung và 80% quy hoạch chi tiết tại các khu đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư…

Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đã tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức; thực hiện cải cách hành chính; hoạt động đối ngoại, vận động xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu tư phát triển; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; cung cấp thông tin, bảo đảm an ninh trật tự, tăng cường đấu tranh xử lý các hành vi gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được nâng cao. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hóa từ vị trí 38 đến 52 trong giai đoạn 2006 - 2010 đã lên nhóm những tỉnh đứng đầu cả nước (năm 2013, 2014 xếp hạng thứ 12 và lên hạng thứ 8 của cả nước).

Công trường xây dựng Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Kết quả này đã phản ánh tổng hợp tác động tích cực của những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, đồng thời cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các doanh nghiệp và nhà đầu tư về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Đặc biệt, giai đoạn 2011 - 2015, tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 322 nghìn tỷ đồng, gấp 3,8 lần giai đoạn trước, thu hút được 560 dự án đầu tư (trong đó có 25 dự án FDI); nhiều dự án đầu tư sản xuất kinh doanh quy mô lớn có tác động lan tỏa không những trong tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung bộ và Nam đồng bằng Bắc bộ, đã và đang được triển khai xây dựng như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD), Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nghi Sơn 2 (3,5 tỷ USD) và nhiều dự án quan trọng khác. Kết quả thu hút đầu tư đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,4%, cao nhất từ trước đến nay. Quy mô nền kinh tế năm 2015 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2010, đứng thứ 8 trong cả nước, đồng thời, tạo tiền đề cho Thanh Hóa phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng nhận định, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh vẫn còn những hạn chế, chưa thực sự thông thoáng, công bằng và minh bạch. Chất lượng, tầm nhìn của một số quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm và nhiều vướng mắc. Việc giải quyết các khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm, chưa kịp thời.

Khắc phục những hạn chế, thiếu sót này, trong thời gian tới Thanh Hóa sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với mục tiêu trọng tâm là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, lao động… nhằm tạo sự hấp dẫn mới về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

Huy Hoàng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]