(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xung quanh chuyện nhiều công trình trong giai đoạn 2011- 2015 có hiện tượng gạch lát nền bị bong tróc, gãy vỡ cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân. Câu trả lời cho thực trạng này dường như vẫn còn bỏ ngơ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất lượng công trình xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước (Kỳ cuối): Trách nhiệm thuộc về ai?

(VH&ĐS) Xung quanh chuyện nhiều công trình trong giai đoạn 2011- 2015 có hiện tượng gạch lát nền bị bong tróc, gãy vỡ cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân. Câu trả lời cho thực trạng này dường như vẫn còn bỏ ngơ...

Nhiều ý kiến cho rằng, có hiện tượng trên là do chủ đầu tư buông lỏng việc giám sát kỹ thuật thi công. Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, lỗi ở chất lượng gạch. Trong 68 công trình có hiện tượng gạch phồng rộp, bong, tróc, gãy vỡ ở giai đoạn 2011 - 2015 thì đều dùng gạch Ceramic của Thanh Hóa (thuộc Tổng công ty Đầu tư Phát triển đô thị - Công ty cổ phần). Tuy nhiên, tại Văn bản số 7488/UBND - CN ngày 1/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu rõ: Gạch Ceramic Thanh Hóa chất lượng sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 7745: 2007- nhóm BIIb và TCVN ISO 90001: 2008 của Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; Giấy chứng nhận Hợp quy số 11/2011- VLXD phù hợp với nhóm BIIb của TCVN 7745: 2007 của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng). Mặt khác Sở Xây dựng lấy mẫu ngày 11/1/2011 gửi Viện Vật liệu xây dựng thí nghiệm mẫu có kết luận gạch Ceramic Thanh Hóa đều đạt tiêu chuẩn TCVN 7745: 2007. Do vậy, gạch bị bong rộp không phải do chất lượng gạch mà do một số nguyên nhân khác chưa xác định.

Công trình Nhà văn hóa đa năng xã Quảng Thọ đưa vào sử dụng năm 2014 cũng đang có hiện tượng bong, tróc lún gạch lát nền.

Sau năm 2011 và những năm tiếp theo, nhiều công trình vẫn tái diễn tình trạng trên. Nếu không phải lỗi ở chất lượng gạch thì phải chăng lỗi sẽ nằm ở nhà đầu tư và nhà thầu thi công công trình? Nhưng có một điều lạ, theo phản ánh của người sử dụng thì các công trình càng lên tầng cao thì hiện tượng bong rộp, gãy vỡ càng nhiều, càng vào thời tiết nóng thì gạch bong rộp cũng càng tăng, nhất là vào mùa hè. Hơn nữa, hiện tượng này lại không xảy ra cùng một lúc mà chia thành nhiều khoảng thời gian khác nhau, mỗi lần khoảng vài chục mét vuông, cho nên mới có chuyện là có những công trình đưa vào sử dụng từ năm 2011 thì cho đến nay nhiều đơn vị sử dụng vẫn đang tiếp tục khắc phục hậu quả.

Như công sở xã Quảng Khê (Quảng Xương) được đưa vào sử dụng năm 2015 nhưng theo như ông Lê Hồng Phong - Giám đốc Công ty TNHH thiết kế, giám sát xây dựng Hồng Đức, nhà thầu thi công công trình Công sở xã Quảng Khê cho biết: “Công trình đã bàn giao 1 năm rưỡi mà tôi thỉnh thoảng vẫn bị gọi điện nhắc nhở về gạch lát nền, bảo tôi vào sửa chữa vì hiện nay đã có hơn 60 m2 gạch bị bong, tróc. Tôi không biết vì lí do gì mà xảy ra sự cố đáng tiếc này”...

Còn Chủ tịch UBND xã Quảng Ninh (Quảng Xương) - ông Lê Thành Tâm, chủ đầu tư công trình Trường Mầm non Quảng Ninh, nói: “Lần nào có hiện tượng gạch phồng, gạch trồi, chúng tôi cũng cho cán bộ vào kiểm tra. Thực sự là trường kêu xã mà xã thì không biết kêu ai, vì chủ đầu tư là UBND xã”...

Văn bản số 7488/UBND-CN ngày 1/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh.

122 công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (2011 - 2015) trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng, xuống cấp thì có 114 công trình có một bộ phận công trình bị hư hỏng. 68 công trình dân dụng có hiện tượng về gạch như đã nêu ở trên nằm trong số 114 công trình này. 114 công trình bị hư hỏng một bộ phận công trình do nhiều nguyên nhân hoặc do công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, giám sát xây dựng... còn yếu và thiếu tính chuyên nghiệp; một số công trình chủ đầu tư và tư vấn giám sát không thực hiện việc kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, thiếu các thí nghiệm kiểm tra chất lượng trước và trong quá trình thi công... Vì vậy, 68 công trình dân dụng có hiện tượng gạch bong, tróc, lún dù không phải của một chủ đầu tư hay một nhà thầu nhưng chắc chắn cũng sẽ không tránh khỏi những hạn chế, nhược điểm này.

Tuy nhiên, cho đến lúc này, nguyên nhân vì đâu mà hàng loạt các công trình ở nhiều huyện, thị, thành phố trong tỉnh lại xảy ra tình trạng như vậy? Về phía Sở Xây dựng cũng chưa có khẳng định đúng, sai mà chỉ mới đưa ra câu trả lời: tại cái gì thì chưa rõ(?).

Giai đoạn 2011 - 2015, nhiều công trình đã bị vấp phải sự cố gạch lát bong, tróc, lún, khiến các đơn vị sử dụng phải “còng lưng” để chống đỡ. Đã đến lúc, các sở, ban, ngành có thẩm quyền, chức năng cần phải thẩm định, thanh tra, kiểm tra một cách rốt ráo để tìm ra nguyên nhân cụ thể, trách nhiệm thuộc về ai? Nếu không, ai dám chắc sẽ không còn tái diễn hiện tượng “khó hiểu” này?

Hoàng Việt Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]