Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kịp thời các kết luận, Nghị quyết, Chỉ thị với phương châm chống dịch như chống giặc, kiểm soát được dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quan trọng nhất nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để vực dậy nền kinh tế và phát triển nhanh, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính phủ tích cực hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kịp thời các kết luận, Nghị quyết, Chỉ thị với phương châm chống dịch như chống giặc, kiểm soát được dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quan trọng nhất nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để vực dậy nền kinh tế và phát triển nhanh, bền vững.

Tuy Việt Nam đã bước đầu kiểm soát được dịch nhưng diễn biến dịch bệnh còn phức tạp và khó lường, ngày càng lan rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung. Do đó, hơn lúc nào hết, việc “chống dịch như chống giặc” vẫn còn nguyên tính thời sự.

Công nhân thời dịch bệnh COVID trong một nhà máy ở Vĩnh Phúc vẫn cố gắng được duy trì lao động (Ảnh: Thanh Nga)

Để hỗ trợ nền kinh tế, chia sẻ gánh nặng và khó khăn với các doanh nghiệp ngay trong lúc dịch còn đang diễn ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện ngay 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, hướng tới các đối tượng là các doanh nghiệp, người lao động bị mất việc làm có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Các ngành ngân hàng, tài chính, công thương, giao thông vận tải... đã kịp thời triển khai các giải pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi; gia hạn, giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, tiền thuê đất; cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, giảm giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ... với tổng giá trị quy đổi ước tính khoảng 330 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 14 tỷ USD (Hiện Thủ tướng chỉ đạo nâng lên 22 tỷ).

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 07/4/2020 cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề chịu tác động nặng nề, trực tiếp của dịch COVID-19, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Về vấn đề xã hội, lao động việc làm, sau khi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với các chính sách hỗ trợ trực tiếp hoặc cho vay ưu đãi hướng tới 06 nhóm đối tượng cụ thể, gồm: (1) Người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; (2) Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia; (3) Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương với người sử dụng lao động từ 14 ngày làm việc trở lên; (4) Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; (5) Người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính trong việc trả lương ngừng việc cho người lao động; (6) Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; lao động không có giao kết hợp đồng lao động và mất việc làm.

Đồng thời đơn giản hóa thủ tục gửi hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Dự kiến các chính sách tại Nghị quyết sẽ hỗ trợ khoảng 20 triệu đối tượng với kinh phí khoảng 62 nghìn tỷ đồng. Cụ thể, ngày 10/4, Chính phủ ban hành Nghị quyết hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn vì COVID-19. Trong số 62.000 tỷ đồng này, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 36.000 tỷ đồng, gồm 22.000 - 23.000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và 13.000 - 14.000 tỷ từ ngân sách địa phương. Ngoài ra, còn nguồn hỗ trợ gián tiếp qua việc cho phép doanh nghiệp phải giảm 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất trong 12 tháng. Người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo tìm việc làm qua email, fax... mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường.

Theo Nghị quyết trên, Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm bảo đảm cuộc sống cho người lao động. Nhà nước cũng ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước được phân chia phù hợp giữa ngân sách trung ương và địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ đầy tính nhân văn trên. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được giao chủ trì, hướng dẫn các địa phương xác định đúng đối tượng, thực hiện chính sách này.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]