(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hơn 800 ha lúa tại 6 xã vùng ven biển của huyện Hoằng Hóa hiện đang gặp khó khăn do thiếu nước tưới. Trước tình hình đó, UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo chi nhánh thủy lợi tăng cường điều tiết nước cho các vùng khó khăn bằng cách: Tăng giờ bơm ở các hồ, triển khai nạo vét kênh mương nội đồng, nạo vét bằng cơ giới đối với các kênh lớn N26, kênh Trường Phụ để dẫn nước và tích trữ nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động chống hạn và xâm nhập mặn

(VH&ĐS) Hơn 800 ha lúa tại 6 xã vùng ven biển của huyện Hoằng Hóa hiện đang gặp khó khăn do thiếu nước tưới. Trước tình hình đó, UBND huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo chi nhánh thủy lợi tăng cường điều tiết nước cho các vùng khó khăn bằng cách: Tăng giờ bơm ở các hồ, triển khai nạo vét kênh mương nội đồng, nạo vét bằng cơ giới đối với các kênh lớn N26, kênh Trường Phụ để dẫn nước và tích trữ nước.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu vụ huyện Hoằng Hóa đã điều tiết nước, tăng cường bơm nước ở trạm bơm Bắc sông Mã nên tình hình hạn hán trên địa bàn huyện chưa có diễn biến xấu.

Người dân tham gia nạo vét kênh mương tại xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa).

Trạm bơm điện Nga Sơn 2 có nhiệm vụ tưới tiêu cho trên 425 ha đất lúa của xã Nga Thắng. Nhưng hiện tại, mực nước tại trạm bơm xuống thấp, không đủ cao trình để trạm bơm hoạt động. Công ty TNHH 1 thành viên Bắc sông Mã đã phảixây dựng trạm bơm dã chiến để kịp thời cung cấp nước cho bà con sản xuất. Bên cạnh đó, trạm bơm Vực Bà xã Nga Lĩnh phải trực tiếp lấy nguồn nước từ sông Lèn để sản xuất do nằm ngoài vùng Âu Báo Văn và đập Sông Càn. Tuy nhiên, nguồn nước lấy từ sông Lèn cũng bị nhiễm mặn từ tháng 10/2016. Chính vì vậy, trạm đã phải phân công cán bộ trực 24/24 giờ, thường xuyên đo độ mặn, khi nào có nguồn nước ngọt lập tức tiến hành bơm nước, cung cấp nước kịp thời cho bà con nông dân sản xuất.

Để ngăn chặn tình hình hạn hán chuyển biến phức tạp hơn, UBND huyện Nga Sơn phối hợp với chi nhánh thủy lợi chủ động tích nước tưới tại các kênh mương, tiến hành chốt giữ nước trên các trục kênh tiêu, kênh nội đồng cũng như tích trữ nước ngọt. Ngoài ra, huyện cũng chủ động đấu nối với Công ty Thủy nông Ninh Bình lấy nước từ sông Đáy qua cửa âu Cầu Hội về sông Càn, sông Hoạt để tạo nguồn nước ngọt cung ứng cho các trạm bơm, phục vụ sản xuất của nông dân.

Tại huyện Tĩnh Gia, nhiều hồ chứa đã có dấu hiệu giảm mực nước, trong đó hồ Sơn Hải, hồ Bình Minh mực nước đã giảm xuống còn 100.000m3, ông Vũ Trọng Nam - Phó phòng NN&PTNT huyện Tĩnh Gia cho biết: “Như các năm trước, mặc dù trên địa bàn huyện có nhiều hồ chứa nước nhưng dung tích không lớn, có hồ trơ đáy vào mùa hạn. Vì vậy nếu đến tháng 6 dương lịch mà không có mưa lớn sẽ xảy ra tình trạng hạn hán, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp”.

Để đối phó với tình trạng này, huyện Tĩnh Gia đã có phương án chủ động nạo vét ở các hồ đập nhỏ, sử dụng các nguồn nước ngầm và chủ động chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi cây trồng từ lúa nước sang ngô, lạc.

Huyền Thương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]